Chém .! chém nữa chém mãi , Còn sống còn chém...!



--------------------------------------------------------------

Wednesday, April 27, 2011

Diễn biến chiến sự

Anh, Pháp và Mỹ đồng loạt tấn công Libya.

Anh, Pháp và Mỹ đồng loạt tấn công Libya.
VIT - Phát ngôn viên chính phủ Libya tuyên bố: "thay vì gửi các quan sát viên quốc tế đến giám sát lệnh ngừng bắn thì một liên minh các lực lượng quốc tế đã chọn hành động xâm lược quân sự."
Vào hồi 16h45 GMT (tức 23h45 theo giờ Việt Nam) máy bay Pháp đã bắn và phá hủy một chiếc xe quân sự của lực lượng trung thành với Tổng thống Gaddafi. Sau đó, Pháp đã tiến hành thêm 3 cuộc không kích, phá hủy thêm nhiều chiếc xe bọc thép khác của quân chính phủ Libya ở khu vực phía đông Benghazi. Tiếp sau Pháp là Mỹ và Anh cũng bắt đầu nhảy vào tham chiến với sự tham gia của các tàu chiến, tàu ngầm và máy bay chiến đấu.

Lực lương liên quân hiện đang sử dung khoảng 25 tầu chiến và tầu ngầm áp sát bờ biển. Các tàu chiến Mỹ, Anh bắn tên lửa hành trình, máy bay Pháp nã đạn vào các xe tăng, xe bọc thép của các lực lượng trung thành với Tổng thống Libya Muammar Gaddafi.

Cuộc tấn công này sẽ diễn ra trong suốt ngày Chủ Nhật.

Lầu năm Góc cho biết, đã có 112 tên lửa được bắn ra từ các tàu chiến và tàu ngầm của Mỹ và Anh. Các tên lửa này đã bắn phá khoảng 20 mục tiêu. Kế hoạch của Mỹ là phá hủy các hệ thống phòng không và hệ thống radar nằm dọc bờ biển của Libya nhằm giúp các phi công của lực lượng liên quân tránh nguy cơ bị bắn hạ.

Theo các nguồn tin mới nhất của Mỹ, Canada và Italia cũng bắt đầu tham gia vào các cuộc tấn công của lực lượng đa quốc gia nhằm vào Libya.

Báo chí Libya đưa tin, máy bay chiến đấu phương Tây đã dội bom vào các mục tiêu dân sự ở thủ đô Tripoli gây ra nhiều thương vong.

Nhiều vị trí quan trong của chính quyền Gaddafi được bao bọc bởi lớp người vẫy cờ và đứng vòng quanh tạo thành những tấm lá chắn sống.

Phát ngôn viên chính phủ Libya tuyên bố: "thay vì gửi các quan sát viên quốc tế đến giám sát lệnh ngừng bắn thì một liên minh các lực lượng quốc tế đã chọn hành động xâm lược quân sự."

Từ Brazil – Tổng thống Mỹ Barack Obama đã trổ tài hùng biện cho biết "Việc sử dụng vũ lực không phải là lựa chọn đầu tiên của chúng tôi. Đó là một lựa chọn mà chúng tôi rất coi nhẹ. Tuy nhiên, chúng tôi không thể đứng yên nhìn một nhà độc tài giết hại người dân của ông ta một cách không thương tiếc"

Hiện vẫn chưa thể nói đến con số thương vong do sự can thiệp nhân đạo này của liên quân, so với những gì vừa diễn ra ở Libya.

Lầu Năm Góc tái khẳng định không có ý định triển khai bộ binh ở Libya, nhưng sẽ  đóng vai trò "hậu thuẫn" đằng sau.

Là một nước ven Địa trung Hải có bờ biển dài hơn 2.000 km, Libya là một vị trí chiến lược quan trọng vào bậc nhất để khống chế toàn bộ khu vực bắc Phi. Trước đây Mỹ và Anh đã có nhiều căn cứ quân sự đặt tại nước này.

Phản ứng về cuộc tấn công của Anh, Pháp, Mỹ, Bộ Ngoại giao Nga đã bày tỏ sự lấy làm tiếc về hành động can thiệp quân sự theo nghị quyết 1973 của Liên Hợp Quốc. 

Phản ứng "rụt rè" của Nga không phải là không có nguyên nhân. Nga đang được hưởng lợi khi giá dầu mỏ tăng cao do sự bất ổn ở Trung Đông và Bắc Phi. Được biết Nga là nước bán nhiều vũ khí cho Libya, và sau cuộc chiến này chắc chắn nguồn lợi thu được từ việc bán vũ khí cho Libya sẽ chấm dứt.

Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy thì khẳng định nhiệm vụ của các cường quốc là giúp Libya cũng người Ả Rập khác đã đấu tranh cho dân chủ và tự do.

Thủ tướng Anh, David Cameron, cho biết quân đội Anh giúp chấm dứt "sự tàn bạo kinh khủng" của chính phủ của ông Gadhafi.

Sự thực là chính quyền của ông Gaddafi đã quốc hữu hóa các mỏ dầu từ tay Anh, Mỹ, Italia. Khi nói về sự giúp đỡ "khẩn cấp" của Pháp cho người dân Libya, ông Sarkozy hoàn toàn không đả động tới sự thực là lượng dầu mỏ mà Pháp nhập khẩu từ Libya là rất lớn và một chính quyền dễ bảo hơn thì sẽ có lợi hơn cho Pháp

Tên nước
Lượng dầu nhập từ Libya
Thùng/ngày
% so với xuất khẩu
dầu của Libya
% so với tiêu thụ
dầu của nước mình
Ý
365.742
29
24
Pháp
177.787
14
10
Trung Quốc
160.076
13
2
Đức
138.087
11
6
Tây Ban Nha
129.227
10
9
Mỹ
60.553
5
1


Tổng thống Venezuela Hugo Chavez nói rằng sự can thiệp quân sự của liên quân là vô trách nhiệm để tạo ra tử vong nhiều hơn và chiến tranh đẫm máu nhiều hơn nữa.

Ủy ban quốc tế Chữ thập đỏ kêu gọi tất cả các bên tham chiến tôn trọng luật nhân đạo quốc tế.

Các cuộc nổi dậy vũ trang chống lại ông Gadhafi đã bắt đầu vào tháng trước tiếp theo sau sự kiện chính quyền ở Ai Cập và Tunisia bị lật đổ. Cuộc "cách mạng dân chủ" này đang lan khắp Trung Đông và Bắc Phi.
Tin dịch

Không quân Pháp chính thức khai hoả Liby

Máy bay Pháp khai hoả ở Libya.
Không quân Pháp chính thức khai hoả Libya
VIT - Bộ Quốc phòng và các quan chức quân sự Pháp cho biết, máy bay chiến đấu của Pháp đã chính thức khai hoả phát đầu tiên và phá huỷ một phương tiện quân sự của Libya, lúc 16:45 GMT ngày 19/3 (khoảng 23:45 ngày 19/3, theo giờ Hà Nội).
“Mục tiêu đầu tiên của Libya đã bị tấn công và phá hủy,” phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Pháp, Laurent Teisseire, phát biểu với báo giới.

Đồng thời, phát ngôn viên Laurent Teisseire còn cho biết thêm trong cuộc họp báo rằng, khoảng 20 chiếc máy bay chiến đấu sẽ “quần thảo” khu vực có diện tích 100x150 (km2) xung quanh phía đông thành lũy Benghazi của lực lượng nổi dậy, trong chiến dịch quân sự nhằm ngăn chặn quân đội của ông Muammar Gaddafi.

Khu vực thành luỹ Benghazi của lực lượng nổi dậy.

Theo kế hoạch, tàu sân bay Pháp Charles de Gaulle sẽ rời nước này tới Libya vào Chủ Nhật (20/3), phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Pháp nói và cho biết thêm rằng, một trung tâm chỉ huy chiến dịch đã được thiết lập.

Được biết, Pháp tiến hành chiến dịch quân sự sau vài giờ khi các nhà lãnh đạo phương Tây và Ả Rập nhóm họp tại Paris để thống nhất hành động đối với Đại tá Gaddafi.

“Lực lượng không quân của chúng tôi sẽ ngăn chặn bất kỳ hành động tấn công nào để thực thi lệnh ngừng bắn và nghị quyết thiết lập vùng cấm bay của Liên Hợp Quốc,” Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy phát biểu.

Trước đó, lực lượng ủng hộ ông Gaddafi đã tấn công thành lũy Benghazi của lực lượng nổi dậy.

Tuy nhiên, chính phủ Libya đã phủ nhận không thực hiện bất kỳ cuộc tấn công nào.
A.T (Tổng hợp)
Tin dịch
Máy bay tiêm kích F-22.
Mỹ: Tên lửa Tomahawk và tiêm kích F-22 mở màn chiến dịch Libya
VIT - Ngày 19/3, theo hãng tin PTI cho biết, Quân đội Mỹ sẽ chỉ huy chiến dịch quân sự sắp tới đối với Libya có thể khai hỏa bất cứ lúc nào, và Mỹ sẽ sử dụng các vũ khí tầm xa “sát thương hàng loạt” để nghiền nát kho vũ khí chết người của ông Muammar Gaddafi gồm các tên lửa đất - đối - không từ thời kỳ Liên Xô trước đây.
Washington cho rằng việc Libya sở hữu những tên lửa này đã khiến chỉ huy NATO phải triển khai các máy bay chiến đấu của họ để oanh tạc các căn cứ quân sự ở Libya, nhằm thực thi nghị quyết thiết lập vùng cấm bay của Liên Hợp Quốc.

Theo kế hoạch được xem là gần như hoàn tất, tạp chí New York Times đưa tin, Quân đội Mỹ sẽ tấn công bằng tên lửa Tomahawk có điều khiển chính xác từ các tàu ngầm, tàu chiến và máy bay cường kích để hủy diệt 141 quả tên lửa SA-2, SA-3, SA-5 và SA-6 đang trong bệ phóng của ông Gaddafi.

Kế hoạch tấn công phá hủy các tên lửa của Libya sẽ mở đường cho hàng loạt máy bay ném bom của NATO thực hiện không kích vào lực lượng không quân triển khai trên bộ của ông Gaddafi, tạp chí New York Times cho biết.

Trong khi đó, các quan chức Không quân Mỹ tiết lộ, các máy bay tiêm kích F-22 Raptor triển khai trên mặt đất sẽ mở màn cuộc tấn công quân sự đối với Libya, vì loại máy bay này có khả năng tàng hình nên có thể “qua mặt” được các tên lửa SA-5 và SA-6.

Theo ước tính của Lầu Năm Góc, phần lớn trong số 30 khu vực triển khai tên lửa đất - đối - không và 15 hệ thống radar cảnh báo sớm của ông Gaddafi được đặt dọc theo bờ biển Địa Trung Hải.

Quân đội Mỹ đánh giá rằng tên lửa SA-5 với tầm bắn 300 km sẽ cung cấp cho Libya “khả năng phòng thủ đáng kể.”

Ngoài ra, ông Gaddafi cũng có khoảng 50 quả tên lửa SA-6, loại tên lửa này đã được người Serbia dùng để bắn hạ máy bay tiêm kích F-16 của Không quân Mỹ vào năm 1995.

Xem ra trong việc hào hứng tấn công Libya, NATO không chỉ có một tham vọng khống chế nguồn cung cấp dầu khí quan trọng từ đây, mà còn một mục đích nữa là thử nghiệm sự vượt trội của hệ thống vũ khí Mỹ so với Nga và Trung Quốc. 

Về hình thức, Nga và Trung Quốc chủ động đứng ngoài cuộc chiến, nhưng về thực chất lại là bên bị chèn ép quyền lợi; và họ cũng đang âm thầm bỏ ra nhiều tỷ đô la để chạy đua vũ trang.

Được biết, NATO đã quyết định nhóm họp khẩn cấp tại Brussels ngày hôm nay (19/3) để xem xét kế hoạch hành động quân sự đối với vùng cấm bay ở Libya.

Hội nghị này được tổ chức giữa lúc có nguồn tin cho rằng Hội đồng NATO dự kiến sẽ phát lệnh khai hỏa Libya vào cuối tuần.

“Chúng tôi có kế hoạch kiểm soát toàn bộ không phận Libya trong vòng vài giờ sau khi tiêu diệt lực lượng phòng không của ông Gaddafi,” quan chức Lầu Năm Góc cho biết.

Chắc chắn trong cuộc chơi không cần sức này, giữa một bên là Libya và một bên là siêu sức mạnh quân sự của khối NATO, chính quyền hiện nay của Libya khó có thể chống lại. Và nguồn tài nguyên dầu mỏ của họ cũng sẽ khó mà giữ được.
Cao Tuân (Theo MSN)
Tin dịch

Cuộc chiến tại Libya “ngốn” bao nhiều tiền của Lầu Năm Góc?

Một chiếc F-16 của Mỹ cất cánh từ căn cứ không quân Aviano ở Italy
Cuộc chiến tại Libya “ngốn” bao nhiều tiền của Lầu Năm Góc?
VIT - Với việc lực lượng liên quân của Liên Hợp Quốc oanh tạc lực lượng của lãnh đạo Libya Muammar el-Qaddafi từ trên biển và trên không, sự tham gia của Mỹ trong chiến dịch này rốt cuộc có thể ngốn hết vài tỉ đô la, và khiến Lầu Năm Góc phải yêu cầu Quốc hội chi tiền khẩn cấp.
Chỉ tính riêng trong ngày đầu tiên của chiến dịch mang tên “Bình minh Odyssey”, Mỹ đã mất trên 100 triệu USD. Quân đội Mỹ - hiện vẫn dẫn đầu trong ngày thứ ba của chiến dịch quân sự - đã bơm thêm hàng triệu đô la vào các cuộc tấn công trên không và trên biển nhằm vào các địa điểm phòng không và các vị trí của lực lượng bộ binh dọc bờ biển Libya.

Todd Harrison, một quan chức cấp cao thuộc Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Ngân sách, hôm qua cho biết, chi phí của Mỹ có thể “dễ dàng vượt qua con số 1 tỷ USD cho chiến dịch này, bất chấp mọi việc diễn ra suôn sẻ như thế nào”.

Lầu Năm Góc có tiền trong ngân sách để chi cho các tình huống bất ngờ xảy ra và cũng có thể sử dụng ngân sách trong quý 4 để chi cho chiến dịch hiện nay. 

Tuy nhiên, hôm 21/3, Nhà Trắng tuyên bố chưa sẵn sàng yêu cầu chi tiền khẩn cấp, nhưng cựu kiểm soát viên của Lầu Năm Góc Dov Zakheim dự đoán rằng Bộ Quốc phòng sẽ cần gửi yêu cầu chi bổ sung lên Quốc hội Mỹ nếu phần đóng góp của quân đội Mỹ trong chi phí cho chiến dịch tại Libya vượt ngưỡng 1 tỷ USD.

“Chiến dịch tại Libya hiện được chi với các nguồn hiện có. Chúng tôi không có kế hoạch yêu cầu chi bổ sung vào thời điểm này”, Kenneth Baer, phát ngôn viên Văn phòng Quản lý và Ngân sách, tiết lộ.

Yêu cầu chi bổ sung như vậy có thể sẽ vấp phải những phản ứng khác nhau tại Quốc hội bởi họ đang tập trung vào cắt giảm thâm hụt. Và trong khi nhiều nghị sĩ chủ chốt phản đối dùng vũ lực với Libya, những người khác không sẵn lòng và thúc giục chính quyền Obama gửi cho họ một tuyên bố về chiến tranh.

Trong một báo cáo đưa ra đầu tháng 3, Harrison dự đoán rằng giai đoạn đầu của chiến dịch nhằm vào hệ thống phòng không ở bờ biển của Qadhafi có thể tiêu tốn của liên quân từ 400 đến 800 triệu USD. Nhưng liên quân hiện đang nhắm tới các lực lượng bộ binh của nhà lãnh đạo này trong nỗ lực bảo vệ dân thường.

Trong khi đó, ban đầu Harrison dự đoán rằng việc duy trì vùng cấm bay ở bờ biển sau các cuộc tấn công ban đầu sẽ tốn khoảng 30 triệu đến 100 triệu USD/tuần. Theo ông, nếu liên quân tiếp tục tấn công các mục tiêu trên bộ, thì chi phí hàng tuần sẽ cao hơn nhiều.

Khoản chi phí không có trong dự kiến này xuất hiện vào thời điểm Lầu Năm Góc đang chịu sức ép từ Quốc hội trong việc thông qua ngân sách tài khóa 2011. Ngân sách quốc phòng tính tới 30/9/2011 là khoảng 700 tỉ USD, trong đó bao gồm cả 159 tỉ USD cho các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan. So với ngân sách dự kiến, ngân sách quốc phòng Mỹ bị cắt giảm 23 tỉ USD. Chắc chắn phe Cộng hòa sẽ không dễ dàng để cho Lầu Năm Góc chi mạnh tay ở Libya trong bối cảnh kinh tế Mỹ đang còn chật vật.

Đối với quân đội Mỹ, chi phí cao nhất cho chiến dịch tại Libya này gồm đạn dược đắt tiền, nhiên liệu cho máy bay và chi trả cho binh lính tham gia chiến dịch. Tất cả những nhân tố này sẽ nâng chi phí lên mỗi ngày chừng nào lực lượng Mỹ còn dính líu đến chiến dịch.

Chỉ tính riêng ngày đầu tiên tấn công, các lực lượng do Mỹ lãnh đạo đã phóng 112 quả tên lửa hành trình Tomahawk – mỗi tên lửa có giá khoảng 1 – 1,5 triệu USD – từ các tàu đồn trú ngoài khơi bờ biển Libya. Tổng cộng Mỹ phải chi 112 – 168 triệu USD cho vụ bắn này. Kể từ các cuộc tấn công đầu tiên đó, lực lượng Anh và Mỹ đã phóng ít nhất 12 quả tên lửa Tomahawk khác.

Bộ Quốc phòng Mỹ thường mua khoảng 200 quả tên lửa Tomahawk mỗi năm. Trong khi quân đội có thể hoãn mua các tên lửa mới trong nhiều tháng, thì rút cuộc họ sẽ cần tăng tỉ lệ mua theo kế hoạch để lấp đầy lại kho vũ khí.

Việc quân đội Mỹ đã dùng đến các máy bay ném bom B-2 cũng như chiến đấu cơ F-15 và F-16 để tấn công nhiều mục tiêu khiến chi phí nhiên liệu và chi phí bảo dưỡng sẽ đội lên. Chi phí này không bao gồm bom được thả từ máy bay.

Tính đến thời điểm này, Mỹ vẫn đang tiếp tục lãnh đạo chiến dịch mặc dù các nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định rằng việc kiểm soát sẽ sớm được chuyển giao cho một lãnh đạo liên quân.

Tướng Carter Ham, chỉ huy chiến dịch “Bình minh Odyssey”, phát biểu với báo giới hôm qua rằng, các đồng minh sẽ tăng cường gánh vác trách nhiệm nhiều hơn trong chiến dịch này. Đã có 60 đợt xuất kích được thực hiện vào ngày 20/3, trong đó một nửa số lần xuất kích do máy bay Mỹ thực hiện. Nhưng vào ngày hôm qua, liên quân được cho là đã bay hơn một nửa trong số 70 – 80 chuyến bay trong ngày.

Trong khi Bộ Quốc phòng Mỹ hi vọng sẽ chuyển giao kiểm soát cho các đối tác liên quân trong những ngày tới, giới phân tích nhận định chiến dịch tại Libya càng kéo dài thì việc chuyển giao chỉ huy chiến dịch đối với liên quân càng khó khăn hơn.
NM (lược dịch)
Tin dịch

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc Hội đồng Bảo an LHQ tiếp tục nhóm họp bàn về Libya

Tin thế giới 
Thứ ba, 22/03/2011, 14:26(GMT+7)
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc
Hội đồng Bảo an LHQ tiếp tục nhóm họp bàn về Libya
VIT - Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBALHQ) hôm 21/3 nhất trí nhóm họp trong tuần này để thảo luận thêm về tình hình tại Libya giữa lúc làn sóng chỉ trích quốc tế đang gia tăng về các cuộc không kích vào Libya sau nghị quyết của LHQ.

Phiên họp mới được tổ chức vào ngày 24/3 đã được HĐBALHQ lên kế hoạch nhằm đánh giá tình hình trong 7 ngày qua sau khi cơ quan này tán thành việc sử dụng vũ lực tại Libya.

Ngày 19/3, các lực lượng Anh, Pháp, Mỹ đã tấn công các hệ thống phòng không của Libya nhằm áp đặt vùng cấm bay và vào ngày 20/3, liên minh này đã phá hủy một tòa nhà của lãnh đạo Libya Qaddafi.

Bộ Ngoại giao Libya, trong một tuyên bố vào hồi cuối tuần qua, đã kêu cầu HĐBALHQ nhóm họp khẩn cấp “sau khi Anh, Pháp, Mỹ tấn công Libya – một quốc gia độc lập và là thành viên của LHQ”.

Một nhà ngoại giao của LHQ cho hay, HĐBA thấy yêu cầu của Libya là “cơ hội tốt để làm rõ với các thành viên hội đồng về hành động mà Anh và các nước liên minh đưa ra cho tới nay”.

Trước đó, sáng 18/3 (giờ Việt Nam), HĐBALHQ đã thông qua nghị quyết 1973, cho phép sử dụng “tất cả các biện pháp cần thiết” nhằm bảo vệ dân thường và áp đặt vùng cấm bay sau khi lực lượng Qaddafi vẫn giao tranh ác liệt với quân nổi dậy.

Tuy nhiên, vào hôm 20/3, Tổng thư ký liên đoàn Ả Rập (AL) Amr Mussa đã bày tỏ sự không hài lòng đối với các cuộc không kích vào Libya, mặc dù cơ quan 22 thành viên này ngày 12/3 đã kêu gọi thiết lập vùng cấm bay và tuyên bố rằng chính quyền Qaddafi đã mất tính hợp pháp.

“Những gì đang diễn ra ở Libya khác với mục tiêu áp đặt vùng cấm bay và cái chúng tôi muốn là bảo vệ dân thường chứ không phải là dội bom vào họ. Ngay từ đầu chúng tôi chỉ yêu cầu thiết lập vùng cấm bay để bảo vệ người dân Libya và chúng tôi bác bỏ bất kỳ biện pháp nào thêm nữa”, ông Mussa nói.
HN (Theo AFP)

"Mặc" Bình Nhưỡng đe dọa, Mỹ - Hàn bắt đầu tập trận chung

Ảnh minh họa.
"Mặc" Bình Nhưỡng đe dọa, Mỹ - Hàn bắt đầu tập trận chung
VIT - Binh lính Mỹ và Hàn Quốc hôm nay (28/2) sẽ tiến hành các cuộc tập trận chung thường niên ngay sau đe dọa trả đũa bằng sức mạnh quân sự của Triều Tiên.
Key Resolve/Foal Eagle là cuộc tập trận chung đầu tiên giữa Seoul và Washington kể từ khi Triều Tiên nã pháo vào đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc tháng 11 năm ngoái, khiến 4 người thiệt mạng.

Liên minh Mỹ - Hàn cho hay, các cuộc tập trận trên mang tính tự vệ, tuy nhiên Triều Tiên luôn chỉ trích chúng là bước chuẩn bị của Mỹ nhằm lật độ chính quyền Triều Tiên.

Vào hôm 27/2, Bình Nhưỡng đe dọa trả đũa cuộc tập trận trên bằng một “cuộc chiến tổng lực không báo trước”, cuộc chiến sẽ biến thủ đô Seoul của Hàn Quốc thành “biển lửa”.

Các quan chức thuộc Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân của Hàn Quốc (JCS) cho hay, họ đã đặt quân đội trong tình trạng cảnh giác cao độ khắp các biên giới đất liền và trên biển nhằm đối phó với hành động khiêu khích tiềm tàng từ Triều Tiên.

Khoảng 12.800 binh lính Mỹ và 200.000 binh lính Hàn Quốc, bao gồm cả lính dự bị, sẽ tham gia cuộc tập trân Key Resolve 11 ngày. Key Resolve tập trung vào các tình huống giả định trên máy tính. Foal Eagle tập trung vào tập luyện trên chiến trường sẽ kéo dài đến 30/4.

Các quan chức Mỹ cho biết thêm, một tàu sân bay của Mỹ cũng sẽ tham gia một trong hai cuộc tập trận này, trong khi giới chức quân sự Mỹ không đưa ra bình luận gì.

“Một tàu sân bay Mỹ sẽ tham gia cuộc tập trận Key Resolve/Foal Eagle năm nay, tuy nhiên chưa biết cụ thể tàu sân bay này sẽ tham gia cuộc tập trận nào”, một quan chức cấp cao của JCS cho biết.

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, về kỹ thuật vẫn đang ở trong tình trạng chiến tranh bởi cuộc Chiến tranh Triều Tiên năm 1950-1953 kết thúc bằng một hiệp định đình chiến chứ không phải một hiệp ước hòa bình, vẫn ở mức cao sau vụ Triều Tiên nã pháo vào Yeonpyeong và vụ chìm tàu Cheonan hồi tháng 3 năm ngoái mà Seoul đã buộc tội Bình Nhưỡng.
HN (Theo Yonhap)
Tin dịch

Triều Tiên dọa tấn công Mỹ và Hàn Quốc

Binh sĩ Hàn Quốc trong một cuộc tập trận quân sự (Ảnh AP)
Triều Tiên dọa tấn công Mỹ và Hàn Quốc
VIT - Hôm nay (27/02), Triều Tiên lại lên tiếng đe dọa sẽ mở rộng kho vũ khí hạt nhân và tấn công mạnh mẽ nhằm vào Mỹ và Hàn Quốc, khi hai quốc gia đồng minh này chuẩn bị cho đợt tập trận chung mà Bình Nhưỡng cho là sự tập dượt cho cuộc tấn công xâm lược.
Triều Tiên thường đưa ra những đe dọa tương tự với Hàn Quốc và Mỹ mỗi khi hai nước này tập trận. Tuy nhiên, lời cảnh báo trên có thể kích động căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên - nơi chứng kiến hai vụ tấn công đẫm máu mà Hàn Quốc đổ lỗi do Triều Tiên gây ra.

Triều Tiên đã nã pháo vào một hòn đảo của Hàn Quốc vào tháng 11/2010, khiến 4 người thiệt mạng. Vụ pháo kích này diễn ra 8 tháng sau vụ chìm một tàu chiến của Hàn Quốc cướp đi sinh mạng của 46 thủy thủ. Triều Tiên từ chối nã ngư lôi vào chiến hạm này.

Triều Tiên coi cuộc tập trận chung sắp tới giữa Mỹ và Hàn Quốc là "kế hoạch quân sự nguy hiểm".

"Quân và dân Triều Tiên sẽ đáp trả trước những hành động gây hấn", quân đội Triều Tiên cho biết trong một tuyên bố.

Họ cáo buộc Mỹ - Hàn âm mưu lật đổ chính phủ cộng sản của Triều Tiên. Họ khẳng định, nếu bị khiêu khích, Triều Tiên sẽ bắt đầu cuộc chiến tổng lực, thực hiện các biện pháp đáp trả không thương tiếc và biến Seoul thành biển lửa.

Họ cũng cảnh báo sẽ thực hiện hành động tấn công bằng tên lửa để chống lại những gì mà họ cho là động thái khiêu khích từ Mỹ và Hàn Quốc. 

Theo một quan chức giấu tên của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, hiện Hàn Quốc đang theo dõi sát sao các bước đi của Bình Nhưỡng.

Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-jin  phát biểu trước quốc hội hôm 25/02 rằng Triều Tiên có thể tiến hành các cuộc tấn công mới vào mùa xuân này và rằng quân đội Hàn Quốc sẵn sàng đối phó với bất cứ hành động thù địch nào.
NM (Theo AP)
Tin dịch

Đằng sau các cuộc bạo loạn ở Bắc Phi

Đằng sau các cuộc bạo loạn ở Bắc Phi
VIT - Ngày 26/2, một trong số các tờ báo mạng lớn của Israel, tờ Jerusalem Post, đưa tin tổng thống Muammar Gaddafi chỉ còn kiểm soát một số trại lính ở thủ đô Tripoli.

Bản tin này do Al-Arabiya phỏng vấn ông Abdel-Monem al-Houni cựu đặc phái viên Libya ở Liên đoàn Ả Rập, và được phát trên đài phát thanh Issrael.

Vào thời điểm này, Libya đang bị phong tỏa và tấn công bởi các đợt "sóng tin hủy diệt” từ các kênh thông tin lớn trên thế giới và với những dụng ý công khai nhằm lật đổ chính quyền của ông Muammar Gaddafi. 

Các hãng tin lớn trên thế giới không quản ngại loan các tin lá cải như “Năm 2009, Seif al-Islam el-Gaddafi - con trai thứ hai của ông Gaddafi đã trả cho ca sĩ Mariah Carey 1 triệu USD chỉ để nghe cô này hát 4 bài.” với ý đồ nói về sự xa hoa khác người của chính quyền gia đình trị “Gaddafi”. Vào những thời điểm nhạy cảm vừa qua các kênh tin lớn trên thế giới chẳng còn nghĩ đến thể diện nhắm mắt tung bừa tin “hình như Tổng thống Muammar Gaddafi đã bị ám sát.” Cuộc chiến tin tức hiện đang tạo ra một cảm giác là chỉ có Muammar Gaddafi và một số người con của ông đang sử dung lính đánh thuê để chống lại dân tộc mình.

Người ta còn chưa quên những tình tiết bịa đặt được giới truyền thông quốc tế tung ra quanh sự kiện Iraq. Nào là vũ khí hủy diệt, vũ khí nguyên tử, nào là tiếp tay cho mạng lưới khủng bố toàn cầu Al-Qaeda... tất cả các "tội ác nghê tởm của Sadam Hussein" hóa ra đều chỉ là tin vịt, và rồi, do kẻ bị hại tức chính thể của ông Sadam đã không còn nên chẳng có ai đứng ra mà kiện tụng các hãng tin lớn trên thế giới.

Mấy hôm nay tờ Telegraph của Anh loan tin tổng cộng khối tài sản “bất hợp pháp” của ông Muammar Gaddafi lên đến 20 tỷ bảng Anh (khoảng 32 tỷ USD), chủ yếu nằm ở London. Trong một động thái tương tự, Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ cũng cho biết nước này đã ra lệnh phong tỏa lập tức mọi tài sản có thể thuộc sở hữu của ông Gaddafi và gia đình của ông này tại Thụy Sĩ. Mỹ và Nato lên kế hoạch can thiệp quân sự trực tiếp vào Libya.

Những đòn đánh chí mạng như thế đủ cho thấy sự kiện Libya là sự kiện mang tầm thế giới.

Hiện tại có các cuộc biểu tình dẫn đến bạo động ở Libya, và số người chết lên đến khoảng một nghìn người. Con số người chết này so với thảm họa diệt chủng hơn 2 triệu người ở Campuchia, thật chẳng đáng là bao. Hàng chục năm sau cái chết của hơn 2 triệu người dân Campuchia, người ta không nhìn thấy vai trò tích cực của các cường quốc lớn trên thế giới, ấy vậy mà các nước phương Tây đã nhanh chóng lên kế hoạch can thiệp vũ trang vào Libya. Lãnh tụ Cuba, ông Fidel Castro, nhanh chóng cho rằng một số nước phương Tây, trong đó có Mỹ đang tận dụng cơ hội hỗn loạn để xâm chiếm Libya nhằm chiếm đoạt nguồn dầu mỏ. Quan điểm này hiện đang dối lập với xu thế giải thích cuộc bạo loạn là nhu cầu “cách mạng dân chủ” mà các nước Phương Tây và Mỹ đang tìm cách thổi phồng lên.

Suy cho cùng các vĩ nhân đều nói ra những điều có lý, họ nói về kinh tế, nói về chất lượng cuộc sống của con người “tự do, dân chủ”. Người dân Libya chắc cũng chán cảnh một thế lực lãnh đạo tự cho mình cái quyền độc ngự trị hơn 40 năm, và có lẽ họ muốn có một sự thay đổi. Tuy nhiên “Sẽ chẳng có bữa ăn nào miễn phí cả”, sự hào phóng của các nước lớn ủng hộ người dân Libya chắc chắn không nằm ngoài “miếng ăn”. Người dân Lybia nói riêng và tất cả các nước đang phát triển nói chung đang là nạn nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Cuộc khủng hoảng này có nguyên nhân là do hàng nghìn tỷ đô-la mỗi năm đã bị đổ vào chạy đua vũ trang. Đứng trên bình diện kinh tế toàn cầu mà xét thì một lượng của cải vật chất hàng trăm nghìn tỷ đô-la đầu tư vào vũ khí bị đóng băng mà không đóng góp vào sự phát triển kinh tế sẽ gây ra một sáo trộn lớn. Một mặt là làm giảm tốc độ phát triển kinh tế, một mặt gây ra chiến sự, bởi không có “đầu ra” cho các lô hàng “tên lửa, máy bay, bom nguyên tử…” thì biết quẳng chúng đi đâu? Thống kê cho thấy cứ khoảng 20 năm thì các cường quốc phải "thanh lý kho vũ khí của mình", và như thế thì sẽ phải một cuộc chiến tranh nào đó. 

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc, bởi những nguyên nhân sâu xa vẫn chưa được loại bỏ. Để đối phó với khủng hoảng, các nước phát triển đã tìm cách đổ vấy hậu quả sang các nước đang phát triển; bằng cách phá giá đồng tiền và bảo hộ thị trường trong nước. Bất lực trước quyết sách của các nước phát triển, người dân các nước nghèo đang phát triển – đã nghèo lại càng nghèo hơn; và bạo động là điều tất yếu ở những nước nghèo mà không có một nền nông nghiệp đủ mạnh để đảm bảo cuộc sống thường nhật.

Cũng có luồng tư duy cho rằng làn sóng "dân chủ" lan tỏa từ Trung Đông, Bắc Phi sẽ phá tan chế độ độc quyền. Người dân ở bất kỳ nơi nào trên thế giới cũng thường ít quan tâm đến các tiêu chí lớn lao như “tự do, dân chủ”; hơn thế “tự do, dân chủ” là hệ lụy của quá trình phát triển chứ tuyệt nhiên không phải là tiêu chí. Những cuộc bạo loạn lớn bùng phát thường là do nguyên nhân kinh tế, nhưng đấy cũng chỉ là tình tiết của các nước đi trên một bàn cờ thế tổng quát. Trong bàn cờ thế này thì cuộc chiến về tài nguyên hiện đang diễn ra trên toàn cầu là trận đánh đầu tiên báo hiệu một cuộc đại chiến kinh tế sẽ xảy ra nay mai. 

Trong khi Mỹ và các nước Phương Tây vẫn đang say sưa với các học thuyết quân sự về chiến tranh thế giới, thì Trung Quốc đã có những bước đi trước phục vụ cho một cuộc đại chiến kinh tế toàn cầu. Vũ trang bởi học thuyết Max, trong quan niện của Trung Quốc thì một cuộc đại chiến kinh tế toàn cầu là điều không tránh khỏi. Người Trung Quốc âm thầm tìm cách thâu tóm các nguồn tài nguyên lớn trên thế giới, và đã thành công trong việc khống chế Châu Phi rộng lớn. Xem ra sự kiện vừa qua ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi có vẻ chỉ như là phản ứng thụ động của Phương Tây trước những nước cờ cao tay của Trung Quốc. 

Mỹ và Phương Tây đã can thiệp quân sự thô bạo vào Iraq, và cho tới nay người dân nước này, cho dù là có nguồn tài nguyên dầu mỏ to lớn, nhưng vẫn chịu đựng cảnh bất an về xã hội và khốn khó về kinh tế. Như thế đủ cho thấy, cho dù là sự can thiệp của Phương Tây có thể lật đổ thể chế độc quyền lãnh đạo đất nước của ông Muammar Gaddafi, thì tình hình xã hội và kinh tế của người dân Libya cũng chưa biết sẽ đi đến đâu.
Sóng Ngầm
Nguồn tin của VITINFO

Sự thật về tên lửa đạn đạo diệt tàu sân bay

Khi mới xuất hiện, câu chuyện cải biến DF-21 cho mục tiêu diệt hạm được giới quân sự cho là câu chuyện đùa.
Sự thật về tên lửa đạn đạo diệt tàu sân bay
Nếu USS George Washington được coi là người vận chuyển bất khả chiến bại thì DF-21D của TQ được coi là “kẻ hạ gục người vận chuyển”.
Nhận xét trên được đăng tải trên một Tạp chí quân sự của Autralia. Vấn đề tên lửa DF-21D của Trung Quốc trở thành nội dung đặc biệt trên các phương tiện truyền thông Mỹ và báo chí phương tây.

Trong một bài báo, hãng thông tấn AP cho rằng sức mạnh của tên lửa đạn đạo diệt hạm DF-21D có thể làm “cân bằng số dư sức mạnh trên biển” trước đây. ("Cân bằng số dư sức mạnh trên biển": Hiện nay trên thế giới, hàng không mẫu hạm George Washington của Mỹ có thể được coi là "bất khả chiến bại" do chưa có tên lửa diệt hạm của nước nào có khả năng đánh chìm. Do đó sức mạnh trên biển của Mỹ được xem là lớn nhất. Tên lửa DF-21D do Trung Quốc nghiên cứu chế tạo được giới thiệu có khả năng đánh chìm tàu sân bay của Mỹ, nên có thể coi DF-21D là yếu tố cân bằng sức mạnh với Mỹ trên biển.)

Theo phân tích của một số chuyên gia quân sự nước ngoài, với nền tảng công nghệ radar của Trung Quốc hiện nay, mục tiêu tàu sân bay có thể bị phát hiện từ đường chân trời, máy bay hải quân hoặc tàu ngầm. Các dữ liệu thu được sẽ gửi tới tên lửa DF-21D để tấn công các tàu sân bay Mỹ.

Tốc độ bay của tên lửa DF-21D khoảng 7-10 Mach, mỗi giây tên lửa DF-21D đạt tốc độ trung bình là 2.380 mét, nếu tấn công tàu sân bay trong cự ly 1.000km, toàn bộ quá trình bay mất 420,16 giây (khoảng 7 phút). Độ sai lệch của DF-21D có thể đạt đến CEP 90 m. Với khả năng mang 900kg thuốc nổ, đầu đạn DF-21D có phạm vi sát thương đạt khoảng 300-500 mét. Theo những thông số như vậy, USS George Washington hoàn toàn có thể là "bia tập bắn" của DF-21D trên biển.

Ảnh chụp một bãi đất được cho là nơi diễn ra cuộc thử nghiệm tên lửa DF-21. Ảnh trên: Tên lửa DF-21.

Cách đây không lâu, khi thông tin về DF-21D có vẻ như là một ý tưởng viển vông nhưng càng ngày, những thông số (nếu không bị thổi phồng) được công bố cho thấy mức độ nguy hiểm của nó.

Điều đặc biệt, ngoài Trung Quốc, có một số quốc gia khác theo đuổi ý tưởng này và thực hiện một số thiết kế biến đổi tên lửa đạn đạo cho nhiệm vụ tiêu diệt tàu sân bay, như Ukraina với tên lửa METCH (Sword) và Thunder. Tuy nhiên, phạm vi chiến đấu của các tên lửa này chỉ khoảng 120-290 km, thua xa so với khoảng cách 1.000 km của DF-21D.

Trước đây, Hải quân Liên Xô từng trao nhiệm vụ tấn công tàu sân bay cho tên lửa hành trình siêu âm SS-N-19, có cự ly phóng đạt 500km. Các chuyên gia Nga cho biết tên lửa này được phóng dựa trên sự định vị của vệ tinh. 

Kế thừa gia sản quốc phòng Liên Xô, Nga cũng từng có kế hoạch sử dụng máy bay ném bom mang tên lửa Kh22, có cự ly phóng khoảng 400-500 km để tiêu diệt tàu sân bay. Đặc biệt, tên lửa có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân và đầu đạn thông thường.
(Theo Báo Đất Việt)
Tin đăng lạ

Iran cảnh báo Israel về việc triển khai tàu ngầm hạt nhân

Một nhà lập pháp hàng đầu của Iran đã kêu gọi “các biện pháp nghiêm trọng” để đáp trả mối đe dọa tiềm tàng từ Israel, giữa lúc chính quyền Tel Aviv có kế hoạch triển khai các tàu ngầm hạt nhân tới Vịnh Persian.
Theo nguồn tin trên tờ Sunday Times, Israel có kế hoạch triển khai ba tàu ngầm được trang bị các tên lửa hành trình hạt nhân do Đức sản xuất đến Vịnh Persian gần bờ biển Iran.


“Nếu nguồn tin về kế hoạch triển khai các tàu ngầm hạt nhân của Israel là đúng, thì đây sẽ là mối đe dọa đối với an ninh khu vực Vịnh Persian”, hãng tin Mehr News dẫn lời Chủ tịch Ủy ban Chính sách đối ngoại và An ninh quốc gia Alaeddin Boroujerdi.


“Các quan chức Iran nên nghiêm túc xem xét vấn đề và có các biện pháp cần thiết để ngăn chặn mối đe dọa đối với an ninh trong khu vực”, ông Alaeddin Boroujerdi nói thêm.


Được biết, Israel chưa bao giờ loại trừ khả năng dùng quân sự tấn công Iran để chấm dứt chương trình hạt nhân của Tehran. Tuy nhiên, Iran tuyên bố sẽ có biện pháp “đáp trả nghiêm trọng” đối với bất kỳ hành động xâm lược nào. 


Trong khi đó, Mỹ và Israel, cùng với các đồng minh phương Tây luôn cáo buộc Iran theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân. Đáp lại, Iran đã thẳng thừng phủ nhận các cáo buộc trên, với tuyên bố rằng  Iran có quyền phát triển chương trình hạt nhân cho mục đích hòa bình vì đã tham gia ký kết Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).


Trước đó, lực lượng hải quân Iran cũng đã phát hiện một tàu ngầm hạt nhân Mỹ ở vùng biển Vịnh Persian, giữa lúc mối quan ngại đối với sự an toàn của một trong những tuyến vận chuyển năng lượng quan trọng nhất trên thế giới đang ngày một gia tăng. Theo đó, ngày 27/5, tàu tuần tra của Iran đã phát hiện một tàu ngầm sử dụng năng lượng và trang bị vũ khí hạt nhân ở eo biển chiến lược Hormuz, nơi cho phép vận chuyển tới 90% lượng dầu từ các quốc gia sản xuất dầu mỏ ở vùng Vịnh Persian tới châu Á, nước Mỹ và các quốc gia Tây Âu.


Hiện, có tới 48 tàu phục vụ và 18 tàu chiến Mỹ đang hoạt động tại vùng biển Vịnh Persian, trong đó có cả tàu sân bay Mỹ USS-Eisenhower (CVN 69).
Mai Linh (Theo Presstv)

Hàn Quốc dựng tên lửa chống tăng sát biên giới Triều Tiên

Tin từ tờ Korea Times cho hay, Hàn Quốc đã quyết định bố trí tên lửa chống tăng do Israel sản xuất ở sát biên giới CHDCND Triều Tiên, gần biên giới biển phía tây Hoàng Hải trong tháng tới.
Theo đó, Seoul sẽ bố trí các tên lửa chống tăng Dobran được điều khiển thông qua vệ tinh trên đảo Yeonpyeong. Các tên lửa này sẽ bảo vệ 5 hòn đảo biên giới khi xảy ra các tình huống xấu trong trường hợp CHDCND Triều Tiên tấn công vào các hòn đảo trên.

Động thái này là một trong những nỗ lực của Hàn Quốc để sớm xây dựng được một “pháo đài” ở Yeonpyeong và 4 đảo khác gần biên giới sát Triều Tiên, nơi dễ trở thành mục tiêu của Bình Nhưỡng.

Việc bố trí các tên lửa này nằm trong khuôn khổ kế hoạch đặc biệt nhằm bảo vệ các hòn đảo do Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đề xuất với Tổng thống Lee Myung-bak sau sự kiện đấu pháo giữa hai miền hồi tháng 11/2010.

Trong báo cáo cuối năm của Tổng thống Lee Myung-bak, Bộ Quốc phòng tiết lộ kế hoạch tăng cường an ninh tại 5 đảo gần biên giới bao gồm cả việc triển khai các tên lửa. Trong khuôn khổ kế hoạch đặc biệt, Hàn Quốc dự định không chỉ bố trí các vũ khí bổ sung mà còn tăng cường thêm 2.000 binh lính và triển khai ít nhất 4 máy bay trực thăng AH-1S Cobra tới Yeonpyeong trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn hành động xâm chiếm các đảo biên giới của Triều Tiên.
(Theo Bee)

Trung Quốc dỡ bỏ hệ thống tên lửa hướng vào Đài Loan?

Trung Quốc dỡ bỏ hệ thống tên lửa hướng vào Đài Loan?
Trả lời phỏng vấn bên lề phiên họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại New York hôm qua, thủ tướng Ôn Gia Bảo cho biết, một ngày nào đó, Trung Quốc đại lục sẽ dỡ bỏ hệ thống tên lửa hướng vào Đài Loan.

Khi được phóng viên tờ United Daily News hỏi bao giờ điều này sẽ xảy ra, Thủ tướng Ôn Gia Bảo trả lời: “Tôi tin rằng vấn đề mà bạn hỏi một ngày nào đó sẽ thành hiện thực”.

Thủ tướng Trung Quốc thực hiện cuộc phỏng vấn này dành riêng cho các phóng viên của các báo tiếng Hoa tham dự kỳ họp Đại hội đồng được tổ chức thường niên tại Liên Hợp Quốc.

Các chuyên gia Đài Loan ước tính rằng Trung Quốc đại lục đã đặt hơn 1.600 tên lửa hướng về phía hòn đảo này.

Nhưng những báo cáo gần đây trên các phương tiện truyền thông Đài Bắc cho rằng, Quân giải phóng Nhân dân có thể sẽ tăng cường các loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tên lửa hành trình để đưa con số này lên 1.960 vào cuối năm nay.

Tờ United Daily News trích dẫn lời Thủ tướng Ôn Gia Bảo cho biết, Trung Quốc và Đài Loan đã đạt được một sự đồng thuận về cách tiếp cận mới đối với mối quan hệ nhạy cảm giữa hai bên. Theo đó, những vấn đề ít nhạy cảm như kinh tế sẽ được giải quyết trước tiên.




Eo biển Đài Loan, nơi Trung Quốc đặt hàng nghìn tên lửa hướng về phía hòn đảo mà Bắc Kinh gọi là một phần lãnh thổ đang chờ thống nhất

Trung Quốc và Đài Loan đã trở thành hai phần tách biệt sau cuộc nội chiến năm 1949, nhưng Bắc Kinh luôn coi hòn đảo này là một phần lãnh thổ đang chờ thống nhất của họ, kể cả bằng biện pháp vũ lực nếu cần thiết.

Trong một báo cáo hàng năm của Lầu Năm góc trình lên Quốc hội Mỹ hồi tháng 8 cho biết, việc Trung Quốc tăng cường khả năng quân đội để chống lại Đài Loan “không hề có dấu hiệu dừng lại” bất chấp những cải thiện trong quan hệ chính trị mà 2 bên đã đạt được trong thời gian gần đây.

Trung Quốc đã nhiều lần đe dọa "mạnh tay" với Đài Loan nếu hòn đảo này tuyên bố độc lập một cách chính thức.

Tuy nhiên, căng thẳng trên eo biển Đài Loan đã có dấu hiệu giảm bớt khi Mã Anh Cửu, một người có đường hướng thân thiện với Bắc Kinh trở thành người đứng đầu hòn đảo này.
Theo VTC News

Hàn quốc triển khia trực thăng tấn công bắc triều tiên

Trực thăng MD-500 Defender.
Hàn Quốc định triển khai trực thăng tấn công giáp Triều Tiên
VIT - Thiếu tướng Lee Seong-ho, Trợ lý Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc, đã đi thị sát năm hòn đảo ở vùng biển Hoàng Hải của Hàn Quốc hôm thứ Sáu (14/1) – gồm các đảo Baengnyeong, Yeonpyeong, Daecheong, Socheong và Woo, để giúp Bộ Quốc phòng cân nhắc khả năng triển khai các trực thăng tấn công tới đó.

Tướng Lee Seong-ho cùng với khoảng 30 sĩ quan thuộc quyền của ông đã dành một tuần tới nhiều địa điểm khác nhau trên các hòn đảo để kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội và yêu cầu các binh sĩ tăng cường bảo vệ các hòn đảo. Ông Lee Seong-ho đã nhận mệnh lệnh trực tiếp từ Bộ trưởng Quốc phòng Kim Jin-Kwan, người muốn kiểm tra thực tế từng vị trí trước khi tiến hành tăng cường khả năng chiến đấu và đưa binh sĩ tới các đảo. 

Theo đó, Thiếu tướng Lee không chỉ kiểm tra yêu cầu của các binh sĩ trên từng hòn đảo để xây dựng đảo Yeonpyeong thành một pháo đài quân sự, mà còn kiểm tra các tên lửa cần thiết để tiến hành các cuộc tấn công chính xác vào hệ thống pháo binh trên bờ biển của Triều Tiên. 

Trước đó, Quân đội Hàn Quốc cũng đã tiến hành cuộc kiểm tra tại chỗ năm hòn đảo vài tuần trước đây. Thiếu tướng lục quân Jeong Hong-yong, Cục trưởng Cục thiết lập kế hoạch chiến lược của Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc, đã tới thị sát các đảo và tiến hành cuộc điều tra về yêu cầu khả năng quân sự tại đó. 

Vì Tướng Jeong Hong-yong không kiểm tra về số quân cần thiết, nên Bộ trưởng Kim đã lệnh cho Tướng Lee Seong-ho thực hiện nhiệm vụ này, nói rằng, “Tăng cường các binh sĩ là rất quan trọng”. 

Được biết, Quân đội Hàn Quốc đang xem xét tăng số lượng lính hải quân lục chiến đồn trú trong khu vực các đảo từ 5.000 lên đến 8.000 binh sĩ. 

Căn cứ vào kết quả kiểm tra tại chỗ của Tướng Lee, Quân đội Hàn Quốc sẽ nhanh chóng tăng cường khả năng chiến đấu và tăng số lượng quân đóng trên năm hòn đảo. Một nguồn tin quân sự cho biết, “Kể từ khi Bộ trưởng Kim đưa ra cam kết chắc chắn sẽ tăng cường năng lực chiến đấu và số quân tới năm hòn đảo ở biển Hoàng Hải, chúng ta sẽ sớm thấy kết quả của cam kết này”. 

Hiện tại, điều đang được cân nhắc nhiều nhất là việc triển khai các máy bay trực thăng tấn công tới năm hòn đảo của Hàn Quốc ở biển Hoàng Hải. Lý do mà Quân đội Hàn Quốc không triển khai các máy bay trực thăng trên các hòn đảo là các máy bay trực thăng rất dễ bị tấn công bởi vì các đảo đó rất gần với Triều Tiên. 

Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Kim đã kêu gọi hãy thay đổi trong suy nghĩ. Rằng, nếu lực lượng đặc biệt của Triều Tiên tìm cách tấn công bất ngờ vào đảo Baengnyeong, thì chúng rất khó tiến vào đảo nếu các trực thăng tấn công của Hàn Quốc đang hoạt động trên không. 

Một nguồn tin quân sự giải thích, “Bởi vì binh sĩ Triều Tiên không thể nổ súng khi đang đi trên các thuyền đệm không khí, nên các trực thăng của Hàn Quốc đang hoạt động trên không sẽ là mối đe dọa đáng kể đối với các lính Triều Tiên”. 

Theo đó, trực thăng MD-500 Defender của Lục quân Hàn Quốc được cho là mô hình triển khai thích hợp nhất. Loại máy bay khác là AH-IS Cobra, trực thăng chỉ huy tấn công của Hàn Quốc, cũng đã được xem xét triển khai nhưng các chuyên gia đều chọn MD-500 Defender. Vì MD-500 Defender có kích thước nhỏ hơn trực thăng AH-IS Cobra, khi xem xét đến điều kiện địa lý của các hòn đảo. 

Được biết, MD-500 Defender là trực thăng cỡ nhỏ có chiều dài 7 mét và cao 2,6 mét, nhưng có thể được trang bị súng máy cỡ nòng nhỏ như súng M-134 mm và súng phóng rocket 70-mm. Do đó, loại trực như vậy có đủ hỏa lực để đáp trả cuộc đổ bộ bất ngờ của Quân đội Triều Tiên. 

Hiện, Lục quân và Hải quân lục chiến Hàn Quốc đang thảo luận xem có nên triển khai trực thăng MD-500 Defender tới các đảo hay không. 

Ngoài ra, Quân đội Hàn Quốc cũng đang cân nhắc việc triển khai các máy bay trực thăng không người lái tới các đảo gần Triều Tiên để giảm bớt những lo ngại về sự hy sinh của phi công. 

Một nguồn tin quân sự cho biết: “Kể từ khi một số chuyên gia phát biểu rằng việc triển khai các máy bay trực thăng không người lái là hoàn toàn có thể về mặt kỹ thuật, thì biện pháp này đang được cân nhắc”.

0 nhận xét:

Post a Comment

http://chem-gio.blogspot.com/. Powered by Blogger.

Free Games Online :

cool games
car games