Ảnh: Nhật ký của một người mẫu khỏa thân
Lý Uyên đến với nghề người mẫu khỏa thân qua sự thuyết phục của một vị giáo sư giảng dạy tại trường đại học mỹ thuật Quảng Châu: Lý Quang. Lý Quang năm nay đã 87 tuổi và là anh trai của ông nội Lý Uyên. Ông bác của Lý Uyên giải thích với cô: "Đấy là nghệ thuật, là sự cống hiến, là một nghề cao quý,...".
Lý Uyên tin theo những lời giải thích đó giữa lúc kinh tế khó khăn, lạm phát tăng cao, chính quyền tham nhũng và công việc tử tế dường như chỉ dành cho "con ông cháu cha".
Lý Uyên cho biết, ban đầu cô cảm thấy khó khăn trong việt cởi đồ trước đám đông. Giáo viên và sinh viên trường mỹ thuật không thích thế, nhưng họ tạo điều kiên cho cô bằng cách chỉ yêu cầu cô bán khỏa thân và mặc quần bó chặt.
Đấy là nghệ thuật, là sự cống hiến, là một nghề cao quý,...
"Ngày đầu tiên đi làm, tôi làm mẫu cho một lớp sinh viên năm đầu. Thật khó để tả lại cái cảm giác xấu hổ của tôi khi bước vào lớp lúc đó. Khi vào tiết học, giáo viên yêu cầu tôi cởi đồ, tuy nhiên tôi quá xấu hổ và không chịu thực hiện. Vị giáo viên tỏ ra tức giận, ông ta báo với ban giám hiệu. Ngay cả khi ban giám hiệu xuống vận động, tôi vẫn không chịu cởi. Lúc đó trong đầu tôi có ý nghĩ rằng mình sẽ ko làm cái nghề này nữa, tôi muốn chạy ra khỏi căn phòng. Nhưng ban giám hiệu không làm căng với tôi, họ nói nhỏ với thầy rằng tôi mới vào nghề và mong thầy nương tay. Khi những người trong ban giám hiệu đã đi hết, giáo viên nói với tôi ông không thể để học sinh vẽ quần áo được bởi điều đó sẽ làm "hỏng tay" của những sinh viên mới vào nghề còn non nớt. Việc vẽ khỏa thân với sinh viên năm đầu, quan trọng là phải miêu tả được đặc điểm giải phẫu của cơ thể con người(xương, cơ và vị trí của các bộ phận cơ thể...), không thể làm điều ấy nếu tôi còn mặc quần áo. SV thay vì nghiên cứu giải phẫu sẽ quay ra đặc tả chất liệu và nếp gấp của vải. Thế nên thầy yêu cầu tôi chỉ mặc áo lót và 'vén' quần của tôi lên hết cỡ..." - Lý Uyên nhớ lại buổi đầu đi làm của mình.
Trong trường mỹ thuật, mỗi ngày Lý Uyên phải làm mẫu 8 tiếng. Cứ mỗi tiếng được nghỉ 15 phút. Mỗi người mẫu thường trang bị cho mình một chiếc đài cá nhân để nghe trong lúc "bất động". Khốn nạn nhất là mùa đông, bởi trường mỹ thuật Quảng Châu ko có hệ thống điều hòa mà chỉ trang bị cho người mẫu những chiếc quạt sưởi rẻ tiền nên họ luôn run lên trước mỗi cơn gió lùa. Còn SV thì than phiền ánh sáng hắt ra từ những chiếc quạt sưởi này khiến họ khó nhìn thấy "khối" của mẫu. Những lúc giải lao, nếu có nhiều thời gian thì mẫu mặc lại quần áo rồi tụ tập nói chuyện với nhau, còn nếu ít thì chỉ khoác tạm tấm khăn vào người.
Mỗi ngày làm mẫu 8 tiếng, mỗi tiếng được nghỉ 15 phút.
Dần dần Lý Uyên cũng trở nên dạn dĩ và thoải mái hơn trước công việc của mình. Nhờ có khuôn mặt khả ái và thân hình lý tưởng, Lý Uyên được nhiều câu lạc bộ mỹ thuật cũng như nhiếp ảnh chú ý và cô ký được nhiều hợp đồng giá trị.
Lý Uyên tâm sự: "Nhìn chung trong môi trường nghệ thuật, người mẫu chúng tôi rất được tôn trọng, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Có những sinh viên thiếu ý thức và cả những người không có ý định làm nghệ thuật nghiêm túc khiến chúng tôi rất bực mình. Rất may họ chỉ là thiểu số."
Lý Uyên cho biết thêm, mặc dù giờ đây cô vui vẻ với công việc của mình, nhưng cô luôn cảm thấy khó khăn mỗi khi muốn giải thích với ai đó về nó. Bố mẹ cô, đã nhiều tuổi, không hề biết công việc con gái làm. Bạn trai cô, dù cũng là người làm nghệ thuật, nhưng đôi khi cũng không hoàn toàn thông cảm cho cô trong công việc. Cô hi vọng những dòng tâm sự của mình có thể khiến mọi người có cái nhìn thiện cảm hơn đối với nghề cô đang theo đuổi.
Góc Nhìn(Tổng hợp từ blog Tàu)
Một số ảnh của cô người mẫu Lý Uyên này:
Lý Uyên tin theo những lời giải thích đó giữa lúc kinh tế khó khăn, lạm phát tăng cao, chính quyền tham nhũng và công việc tử tế dường như chỉ dành cho "con ông cháu cha".
Lý Uyên cho biết, ban đầu cô cảm thấy khó khăn trong việt cởi đồ trước đám đông. Giáo viên và sinh viên trường mỹ thuật không thích thế, nhưng họ tạo điều kiên cho cô bằng cách chỉ yêu cầu cô bán khỏa thân và mặc quần bó chặt.
Đấy là nghệ thuật, là sự cống hiến, là một nghề cao quý,...
"Ngày đầu tiên đi làm, tôi làm mẫu cho một lớp sinh viên năm đầu. Thật khó để tả lại cái cảm giác xấu hổ của tôi khi bước vào lớp lúc đó. Khi vào tiết học, giáo viên yêu cầu tôi cởi đồ, tuy nhiên tôi quá xấu hổ và không chịu thực hiện. Vị giáo viên tỏ ra tức giận, ông ta báo với ban giám hiệu. Ngay cả khi ban giám hiệu xuống vận động, tôi vẫn không chịu cởi. Lúc đó trong đầu tôi có ý nghĩ rằng mình sẽ ko làm cái nghề này nữa, tôi muốn chạy ra khỏi căn phòng. Nhưng ban giám hiệu không làm căng với tôi, họ nói nhỏ với thầy rằng tôi mới vào nghề và mong thầy nương tay. Khi những người trong ban giám hiệu đã đi hết, giáo viên nói với tôi ông không thể để học sinh vẽ quần áo được bởi điều đó sẽ làm "hỏng tay" của những sinh viên mới vào nghề còn non nớt. Việc vẽ khỏa thân với sinh viên năm đầu, quan trọng là phải miêu tả được đặc điểm giải phẫu của cơ thể con người(xương, cơ và vị trí của các bộ phận cơ thể...), không thể làm điều ấy nếu tôi còn mặc quần áo. SV thay vì nghiên cứu giải phẫu sẽ quay ra đặc tả chất liệu và nếp gấp của vải. Thế nên thầy yêu cầu tôi chỉ mặc áo lót và 'vén' quần của tôi lên hết cỡ..." - Lý Uyên nhớ lại buổi đầu đi làm của mình.
Trong trường mỹ thuật, mỗi ngày Lý Uyên phải làm mẫu 8 tiếng. Cứ mỗi tiếng được nghỉ 15 phút. Mỗi người mẫu thường trang bị cho mình một chiếc đài cá nhân để nghe trong lúc "bất động". Khốn nạn nhất là mùa đông, bởi trường mỹ thuật Quảng Châu ko có hệ thống điều hòa mà chỉ trang bị cho người mẫu những chiếc quạt sưởi rẻ tiền nên họ luôn run lên trước mỗi cơn gió lùa. Còn SV thì than phiền ánh sáng hắt ra từ những chiếc quạt sưởi này khiến họ khó nhìn thấy "khối" của mẫu. Những lúc giải lao, nếu có nhiều thời gian thì mẫu mặc lại quần áo rồi tụ tập nói chuyện với nhau, còn nếu ít thì chỉ khoác tạm tấm khăn vào người.
Mỗi ngày làm mẫu 8 tiếng, mỗi tiếng được nghỉ 15 phút.
Dần dần Lý Uyên cũng trở nên dạn dĩ và thoải mái hơn trước công việc của mình. Nhờ có khuôn mặt khả ái và thân hình lý tưởng, Lý Uyên được nhiều câu lạc bộ mỹ thuật cũng như nhiếp ảnh chú ý và cô ký được nhiều hợp đồng giá trị.
Lý Uyên tâm sự: "Nhìn chung trong môi trường nghệ thuật, người mẫu chúng tôi rất được tôn trọng, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Có những sinh viên thiếu ý thức và cả những người không có ý định làm nghệ thuật nghiêm túc khiến chúng tôi rất bực mình. Rất may họ chỉ là thiểu số."
Lý Uyên cho biết thêm, mặc dù giờ đây cô vui vẻ với công việc của mình, nhưng cô luôn cảm thấy khó khăn mỗi khi muốn giải thích với ai đó về nó. Bố mẹ cô, đã nhiều tuổi, không hề biết công việc con gái làm. Bạn trai cô, dù cũng là người làm nghệ thuật, nhưng đôi khi cũng không hoàn toàn thông cảm cho cô trong công việc. Cô hi vọng những dòng tâm sự của mình có thể khiến mọi người có cái nhìn thiện cảm hơn đối với nghề cô đang theo đuổi.
Góc Nhìn(Tổng hợp từ blog Tàu)
Một số ảnh của cô người mẫu Lý Uyên này:
0 nhận xét:
Post a Comment