Chém .! chém nữa chém mãi , Còn sống còn chém...!



--------------------------------------------------------------

Wednesday, April 27, 2011

Du lịch đẹp nhất thế giới - giải trí

Các ga tàu điện ngầm đẹp nhất thế giới

Các ga tàu điện ngầm đẹp nhất thế giới

Ga tàu điện ngầm ở Stockholm (Thụy Điển) cho du khách cảm giác như đang lạc vào mê cung, còn ở Matxcơva, ga tàu điện không khác gì một bảo tàng thu nhỏ.
>> Những con cá 'bự' nhất thế giới
>> Những thánh đường đẹp nhất thế giới
>> 15 thư viện đẹp nhất thế giới
Đặc trưng của một thành phố không nhất thiết phải nằm trong kiến trúc của các danh lam thắng cảnh. Đôi khi hình ảnh đó lại được phản ánh trong những địa điểm phổ biến nhất như ga tàu điện ngầm.
Dưới đây là các ga tàu điện ngầm có thiết kế nghệ thuật nhất ở một số thành phố lớn trên thế giới:
Các ga tàu điện ngầm đẹp nhất 
thế giới
Các ga tàu điện ngầm đẹp nhất 
thế giới
Stockholm, Thụy Điển.
Các ga tàu điện ngầm đẹp nhất 
thế giới
Các ga tàu điện ngầm đẹp nhất 
thế giới
Munich, Đức.
Các ga tàu điện ngầm đẹp nhất 
thế giới
Các ga tàu điện ngầm đẹp nhất 
thế giới
Prague, Cộng hòa Séc.
Các ga tàu điện ngầm đẹp nhất 
thế giới
Các ga tàu điện ngầm đẹp nhất 
thế giới
Matxcơva, Nga.
Các ga tàu điện ngầm đẹp nhất 
thế giới
Paris, Pháp.
Các ga tàu điện ngầm đẹp nhất 
thế giới
New York, Mỹ.
Bình An
Theo Cri/Bưu Điện Việt Nam

Góp mật cho đời

Không chủ cả để mọi người nể nang, không nổi danh để mọi người được biết, cũng không danh hiệu, bằng khen để mọi người xuýt xoa, nhưng người mẹ ấy đã để lại ấn tượng thật sâu đậm trong lòng nhiều người. Bà có tên là Nguyễn Thị Nhan, hiện sống ở ấp 6, xã An Xuyên, TP Cà Mau.
Bà là một phụ nữ gầy gò, da sạm nắng, nhưng gương mặt vẫn còn phảng phất nét đẹp của thời thanh xuân, giọng nói từ tốn toát lên sự từng trải, sâu sắc và đôn hậu.
Suốt mười mấy năm qua, người phụ nữ 63 tuổi này như con cò chưa một ngày thôi lặn lội. Bà vất vả không phải cho mình mà để lo chuyện học hành, tương lai của những đứa con.
"Mình làm cũng có cực, nhưng nghĩ tới việc con ham học là quên đi mệt nhọc. Mỗi lần con đem giấy báo về đạt kết quả cao là tôi mừng không sao kể xiết, như uống được liều thuốc quý vậy!" - bà bộc bạch.
 
 Bà Nguyễn Thị Nhan bên sạp rau của mình.                                     Ảnh: HOÀNG VŨ
Nơi ở hiện tại là quê hương của bà. Lớn lên, bà lấy chồng rồi theo chồng về sống ở huyện Giá Rai. Chồng bà là ông Nguyễn Văn Tường, trước đây tham gia lực lượng vũ trang Quân khu 9. Trong trận Mậu Thân (1968) ông bị giặc bắt, bị tù đày ở Phú Quốc.
Bọn chúng đánh đập, hành hạ dã man, bị nhốt hầm tối, khi ra tù đôi mắt gần như không còn nhìn thấy, sức khỏe kiệt quệ nên không tham gia công tác tiếp. Về nhà ông chỉ phụ bà những việc lặt vặt chứ không gánh vác nổi sứ mệnh trụ cột gia đình.
Ông bà có tất thảy 9 người con. Vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nhà lại xa trường, 5 người con đầu không có được bao nhiêu chữ nghĩa. Bà bàn cùng ông cho 4 đứa con nhỏ về tá túc nhà ngoại (nơi ở hiện tại) để có điều kiện lo việc học cho con. Và từ đấy, bà bắt đầu cuộc sống bươn chải.
"Tính cho con học lớp 5, lớp 6 gì thôi. Nhưng thấy con ham học, học giỏi, từng bước, từng bước mà lo tới" -  bà trần tình.
Hằng ngày, để có tiền trang trải chi phí, bà thức khuya, dậy sớm gói bánh dừa rồi mang đi cùng làng, cuối xóm để bán. Khi đứa con lớn học lên cấp 3, vì điều kiện khó khăn về trường lớp, bà gồng gánh các con ra chợ Cà Mau mướn nhà trọ cho con đi học, bà tiếp tục gói bánh dừa để bán, vừa trông nôm, nhắc nhở các con. Thấy hoàn cảnh của bà, chủ nhà trọ cũng thương nên không rầy la chuyện "bày binh bố trận" đốt than luộc bánh khói mù trời mịt đất.
Các con càng học lên cao, số bánh gói của người mẹ này cũng tăng thêm và bước chân cũng ngày một dài hơn. Cứ 1-2 giờ chiều, bà gói một cữ bánh, luộc, vớt xong bà mang đi bán cữ tối. Len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, có hôm ráng bán hết bánh bà về nhà đến 11 giờ đêm. Ngủ được vài giờ, bà lại loay hoay dậy để gói bánh bán cữ sáng. Hết cữ sáng về, lại gói bán cữ đêm…
Ròng rã như thế 5 năm, khi người con kế là Nguyễn Thị Nguyên vào đại học và những đứa con sau tự mình đạp xe đi học được thì có người mách bà mua rau bán. Bà làm thử, thấy thu nhập đỡ, nên về lại nhà và chuyển nghề.
"Bán rau một ngày lời được 50-60 ngàn đồng, cũng đỡ. Chớ trước đây bán bánh, 100 cái lời chỉ 25.000 đồng, bữa nào bán ế là mẹ con tôi phải ăn bánh trừ cơm" - bà phân trần.
Dù bán rau có thu nhập khá hơn, nhưng nhọc nhằn, gian nan của bà thì không giảm. Đều đặn mỗi ngày dù nắng, dù mưa, dù trời có bão dông hay đêm mùa đông lạnh buốt thì người mẹ ấy cũng chẳng dám nghỉ ngơi. Bà phải ngồi chợ bán rau từ sáng sớm. Chiều về, ăn uống qua loa, bà lại tất tả đạp xe ra chợ phường 7 để đón mua hàng.
Giành giật, bon chen được 50-60 kg rau bà cho vào 2 giỏ treo phía sau xe, phía trước để 1 giỏ, 2 bên ghi đông đèo thêm 2 giỏ. Cứ thế, chỗ nào có đèn sang sáng thì lên xe đạp, chỗ không đèn thì nhảy xuống dắt bộ, gần 15 cây số từ chợ phường 7 về Cầu số 3 và men theo xóm về nhà.
Âm thầm nhẫn nại trong lặng lẽ, bà đèo được ngần ấy rau về thì đã 11-12 giờ đêm, xóm làng đã chìm vào giấc ngủ. Tờ mờ sáng, bà lại dậy và chuẩn bị cơm nước bỏ theo "để buổi trưa ăn cho đỡ tốn tiền", rồi đèo xe rau thêm hơn 2 cây số để ra chợ Cầu Số 4 (Tân Lộc) ngồi bán.
Các con của bà thấy được sự vất vả của mẹ nên đều chăm ngoan, học giỏi. Nguyễn Văn Thiệu là anh lớn, khi học xong THPT, thi đỗ 2 trường đại học, thấy hoàn cảnh gia đình khó khăn nên đành học tại chức ở Cà Mau ngành chế biến thủy sản, ra trường đang được Công ty Minh Phú nhận vào thử việc. Nguyễn Thị Nguyên hiện đang học năm thứ 3, khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Cửu Long. Nguyễn Diễm My vừa tốt nghiệp THPT nộp hồ sơ thi vào đại học tại chức. Còn Nguyễn Hồng My, dù là chị của Diễm My, nhưng nghỉ mấy năm nhường cho em đi học nên giờ đang học lại lớp 12 của Trường THPT Cà Mau.
Nói về các con, người mẹ ấy luôn tự hào: "Các con tôi biết mẹ nghèo nên đứa nào cũng tiện tặn và chịu khó học". Nguyên là đứa học giỏi nhất trong các anh chị em, suốt những năm học phổ thông em đều đạt học sinh giỏi. Tốt nghiệp THPT, em thi đậu đại học ngân hàng, nhưng không tiền học nên bỏ qua cơ hội.
"Hồi năm Nguyên thi đậu đại học, biết kết quả, thấy nhà khó khăn nên nó giấu, khóc suốt 3 ngày đêm tôi mới hay. Nó khóc 3 ngày chớ tôi khóc một tuần. Mình buồn vì làm mẹ mà không lo nổi cho con" - bà tâm sự.
Hè về, Nguyên đi thành phố làm, kiếm được một số tiền nên năm sau thi đại học lại và đậu. Bấy giờ Nhà nước cho sinh viên vay vốn nên em có tiền đóng học phí, được Hội Khuyến học TP Cà Mau hằng tháng hỗ trợ thêm 400.000 đồng nên cũng đỡ phần gánh nặng.
Dù giờ đây, các con bà vẫn chưa đến đích, nhưng đường các em đi, ước vọng tràn đầy từ sự tảo tần của mẹ. Và còn nhiều, nhiều nữa những người mẹ như thế trên đất nước này, họ như những con ong, cần mẫn ngày ngày chắt chiu để góp cho đời những dòng mật ngọt./.
Bút ký của Ngọc Anh

Cà Mau với những di tích cấp quốc gia Biệt khu Bình Hưng - Chứng tích chiến tranh Mỹ ngụy

Năm 1957, tên cố đạo Nguyễn Lạc Hóa cùng 80 hộ dân theo Thiên Chúa di cư đến định cư hai bên kinh xáng Thọ Mai (xã Phú Mỹ, huyện Cái Nước) thành lập xứ đạo Phú Mỹ. Sau khi nghiên cứu, Nguyễn Lạc Hóa thấy rằng khu Dinh Điền Phú Mỹ nằm cách xa khu rừng 388. 

Muốn khống chế khu rừng này, khống chế khu căn cứ cách mạng nên Nguyễn Lạc Hóa dời nhà thờ và khu Dinh Điền Phú Mỹ đến ấp Thanh Đạm, xã Tân Hưng Tây, huyện Cái Nước, thành lập khu Dinh Điền Cái Cám; đồng thời Nguyễn Lạc Hóa đưa gần 100 hộ dân di cư từ Quảng Nam đến Cái Đôi Giữa, ấp Thanh Đạm, thành lập khu Dinh Điền Bình Hưng. Và, cũng vào thời điểm này tên Nguyễn Lạc Hóa vận động, lôi kéo 120 gia đình di cư người dân tộc thiểu số Trung Quốc đến kinh Mị Nương thành lập khu Dinh Điền Bình Hưng.
Tại khu Dinh Điền Cái Cám và khu Dinh Điền Bình Hưng, chúng bắt dân đào kinh đắp nền nhà, nhà cách nhà 40 m. Chúng cấp cho mỗi gia đình 30 công đất, 1 con trâu, 2 lu đựng nước, 1 chiếc xuồng, gạo ăn 6 tháng và cất cho 1 căn nhà. Tại đây, chúng tiếp tục nhận thêm nhiều gia đình di cư và dựng lên hai nhà thờ lớn, xây tượng Đức mẹ và thánh giá.
 
Đài tưởng niệm khu di tích biệt khu Hải Yến - Bình Hưng.                                Ảnh: TRẦM NGHĨ 
Năm 1958, với số dân di cư khá đông, các khu Dinh Điền được thành lập đưa vào quy củ, kiểm soát chặt chẽ..., Nguyễn Lạc Hóa chủ động đề nghị Phủ tổng thống và được Ngô Đình Diệm chuẩn y cho xây dựng biệt khu trên cơ sở khu Dinh Điền Bình Hưng.
Trong 2 năm (1959-1960), được cấp trên chấp thuận, Nguyễn Lạc Hóa tuyển mộ những phần tử ác ôn trong dân di cư và một số thanh niên tại xứ đạo thành lập các trung đội lính địa phương, xin cấp trên - Phủ tổng thống trang bị súng ống, phục vụ cho yêu cầu xây dựng biệt khu Bình Hưng...
Năm 1965, quân số của biệt khu Bình Hưng dao động từ 1.200-1.800 tên, gồm các thứ quân: bảo an, thủy quân lục chiến, bảo vệ, thám báo, biệt kích Mỹ, dân vệ, phòng vệ dân sự, bảo vệ hương thôn, phượng hoàng, đội chiến tranh tâm lý xây dựng nông thôn và các ban chuyên môn: điều tra, hậu cần, hộ tịch, hiến binh, công binh, giao thông, hệ thống gián điệp - điềm chỉ viên - mật báo - mật vụ...
Bình Hưng là chỉ huy sở, chung quanh Bình Hưng có 23 đồn: Kinh Mới - Quảng Phú - Vàm Đình - Dinh Điền - Đường Cày - Cái Đôi Vàm - Sào Lưới - Cái Bát - Rạch Chèo - Tân Quảng - Gò Công - Kinh Đứng - Hào Xuận - Thọ Mai - Ba Tiệm.
Nguyễn Lạc Nghiệp em của Nguyễn Lạc Hóa là phụ tá đắc lực của Nguyễn Lạc Hóa, với chức danh "ông đại diện" cùng với một số tên ác ôn khát máu: Phòn A Dưỡng, Vòng Cá Hồ, Cai Xài, Cai Xồi... cùng với các tên trước là cán bộ của ta chạy ra đầu hàng, đầu thú trở thành những tên phản động, khét tiếng gian ác: Bùi Văn Trứ - Nguyễn Văn Dật - Trần Văn Trạng - Tên cố đạo Nguyễn Lạc Hóa kích động, dung dưỡng, khuyến khích bọn này lao vào gây tội ác, tự do bắn giết, hãm hiếp, chặt đầu, mổ bụng moi gan lấy mật và dùng nhiều cực hình khác vô cùng dã man, gây biết bao đau thương tang tóc cho đồng bào.
Ngày 15/1/1960, bọn Bình Hưng biệt kích vào ấp Công Nghiệp, gặp hai anh Trần Văn Tiến và Quế Sơn, chúng xả súng bắn anh Tiến bị thương rồi chúng đè anh Tiến xuống dùng dao mổ bụng móc gan, mật. Sau đó chúng bắt anh Quế Sơn lôi đi, dùng nhiều cực hình tra tấn rất tàn nhẫn. Chưa thỏa mãn thú tính, chúng vào nhà anh Nguyễn Văn Đức, lấy cây búa chặt đầu anh Sơn đem về sân cơ quan hội đồng xã làm trái bóng cho bọn chúng đá banh rồi đem đầu anh Sơn treo trên đầu cầu và vấn thuốc cho hút.
Ông Lương Minh Trung, nguyên lính bảo an Bình Hưng kể: Một lần hành quân ra Cái Đôi Vàm, gặp ông Hai Sến là dân thường, tên chỉ huy hỏi: Có thấy Việt cộng ở đâu không? Sến trả lời không thấy. Khi đi càn đụng du kích, chúng quay lại bắt anh Sến và xả súng bắn anh chết và bắn một phụ nữ đang nhổ bồn bồn ngoài ruộng ngã chết tại chỗ, tên chỉ huy ra lệnh cho đám lính thẻo lỗ tai chị phụ nữ mang về đồn. Trong cuộc càn này chúng còn bắn chết một người phụ nữ lớn tuổi tên Giác một cách vô cớ. 

Một lần khác, bọn lính bảo an càn qua Tân Quảng bắt 5 người, trên đường dẫn về Bình Hưng, dọc đường chúng biểu từng người lội sông qua bên kia bờ lấy ổ cò cho chúng... nhưng vừa bước xuống mé sông là chúng bắn chết. Cứ như vậy 5 lần chúng kêu 5 người lấy ổ cò cho chúng là 5 lần chúng bắn chết họ.
Tháng 6/1961, tại ấp Cái Bát, chúng bắn Lâm Văn Phiêu bị thương, chúng đè anh Phiêu xuống mổ bụng khi anh Phiêu còn sống, anh lấy tay đỡ lưỡi lê, chúng xẻ nát hai bàn tay anh. Anh Phiêu chửi rủa, chúng xẻ miệng anh. Cuối cùng chúng mổ bụng anh, moi gan của anh đem đến tiệm ông Trần Chon, xắt từng miếng chắm muối tiêu ăn sống, uống rượu.
Đêm 14/9/1961, bọn lính Bình Hưng và lính Vàm Đình biệt kích bao vây ngôi nhà bác Tám Sồi ở kinh Đất Sét, xã Phú Mỹ, huyện Cái Nước, chúng bắn chết anh Lung và anh Phước (giao liên tỉnh). Cả bọn tràn vào nhà thay phiên hãm hiếp bác Tám gái, cô dâu mới sinh và cô con gái của bác Tám 15 tuổi. 

Sau đó, chúng bắt tất cả 10 người trong nhà bác Tám ra sắp hàng trước sân, cả đám lính thi nhau nhả đạn chết tất cả. Sau đó, bác Tám trai cùng người con đi giăng câu ngoài đồng về, chúng bắt 2 cha con bác Tám về Bình Hưng tra tấn đến chết và thủ tiêu xác (trong trận thảm sát này có 6 trẻ em bị giết).
Bọn Bình Hưng nghi gia đình ông Bùi Văn Trứng chứa Việt cộng, giữa đêm mùng 6/12/1964, chúng vào nhà ông Trứng xả súng vào nhà giết chết cả 10 người, trong khi cả gia đình đang ngủ (trong đó có 2 phụ nữ mang thai và 6 cháu nhỏ).
Đêm 21/12/1961, bọn biệt kích Bình Hưng vào nhà chú Sáu Hòa, ở ấp Kết Nghĩa, xã Phú Tân (Cái Nước), chúng bắt thím Sáu và cô dâu mang thai gần sanh hãm hiếp. Sau đó, chúng bắt hết 6 người trong gia đình (trong đó có mẹ của chú Sáu 80 tuổi, hai con trai 10, 12 tuổi và cháu nội 2 tuổi). Chúng lấy lưỡi lê thọc huyết rồi lấy mềm trùm lên chế dầu đốt, thai nhi gần sinh vọt ra khỏi bụng mẹ.
Tháng 5/1963, bọn biệt kích của Biệt khu Bình Hưng vào Lung Môn, rượt đuổi bắn chết 8 người, chúng dùng dao chặt thi thể ra từng khúc quăng rải rác theo xóm.
Chuyện giết người, bắn giết người vô cớ của bọn khát máu Bình Hưng, không sao kể siết, không có sách sử nào ghi hết tội ác của chúng.
Biệt khu Bình Hưng xây một nhà tù 4 căn, dành cho tù nam 3 căn, dành cho tù nữ 1 căn. Trong nhà lao này lúc nào cũng chứa đầy người, có nhiều khi chật như nêm, muốn nằm phải nằm nghiêng mới đủ chỗ hoặc phải ngồi suốt ngày đêm. Đặc biệt, ở Bình Hưng chúng có nhiều hình thức tra tấn, hành hình tù nhân không giống bất cứ nhà tù nào. 

Khi chúng muốn thủ tiêu tù nhân nào thì tù nhân đó được gọi "Đi công tác Đồng Cùng" - chúng đưa cho tù nhân đó bước qua "cầu vĩnh biệt - cây cầu bắc qua con kinh Mỵ, phía Tây biệt khu, giết rồi quăng xác tù nhân xuống hầm đào sẵn (hiện nay tại đây còn hai hầm đầy xương người). Một số nhân chứng: ông Phù Mìn, ông Lý Tài Phương lính của đặc khu Bình Hưng kể lại. 

Trong số lính Tàu Tưởng có tên Pà Phán, là người nấu ăn cho Nguyễn Lạc Hóa và Nguyễn Lạc Nghiệp cho biết: hai tên Hóa và Nghiệp rất thích ăn gan người. Những tù nhân bị thủ tiêu chúng sai lính lấy gan về xào ăn. Ông Quách Văn Đằng (tù nhân của đặc khu) kể: Ông chứng kiến "nhiều lần bọn lính thám báo Bình Hưng lấy tim, gan người về đồn xào, nấu ăn, uống rượu, khi no say chúng ra ngồi ở vọng gác xỉa răng, mắt đỏ ngầu".
Theo số liệu thống kê (chưa đầy đủ) của Bảo tàng tỉnh: 1.675 cán bộ và đồng bào bị bọn Bình Hưng thảm sát giết hại. Biệt khu Bình Hưng được công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia ngày 24/11/2000./.
Phạm Văn TrI

Cà Mau với những di tích cấp quốc gia Hòn Khoai – Di tích lịch sử, văn hóa và thắng cảnh



 
  Hải đăng Hòn Khoai, khu di tích lịch sử của 10 chiến sĩ Cà Mau khởi nghĩa giành thắng lợi năm 1940.                                                                       Ảnh: T.Q
Hòn Khoai có diện tích 4 km
2, hầu hết là đá và rừng cây, đỉnh hòn cao 318 m so với mặt nước biển, thực vật 221 loại với 78 họ và 18 họ thú rừng. 

Hòn Khoai nằm phía Đông Nam Mũi Cà Mau, cách đất liền (nơi gần nhất) 14,6 km, thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển. Hòn Khoai còn mang nhiều tên khác nhau như: đảo Giáng Tiên, Hòn Độc Lập.
Đến khi Pháp xâm lược nước ta đặt tên Hòn Khoai thành Poulop. Chung quanh Hòn Khoai còn các hòn đảo khác như: Hòn Lớn, Hòn Nhỏ, Hòn Tượng, Hòn Sao, Hòn Đồi Mồi… Hòn Khoai có hai bãi cát, Bãi Lớn ở hướng Đông Nam, Bãi Nhỏ ở hướng Bắc. Đường lên đỉnh 3 km được trải nhựa từ thời thực dân Pháp chiếm đóng. 

Đường đi quanh đảo có nhiều dốc, vực, nhiều đá cuội nằm ngổn ngang, chồng chất. Trên đảo có nhiều con suối, có hai con suối lớn nước ngọt chảy quanh năm, là nguồn cung cấp nước cho đảo, cho tàu đánh cá quanh khu vực. Trong hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ, nguồn suối nước ngọt Hòn Khoai còn cung cấp nước cho nhân dân trong đất liền và các vùng lân cận.
Thực dân Pháp xây ngọn hải đăng từ đỉnh hòn cao 12,05 m, có công suất quét sáng bán kính 35 km, nằm trong hệ thống đèn biển Cần Giờ - Côn Đảo - Hòn Khoai - Phú Quốc để chiếu sáng cho tàu biển đi lại trên biển Đông.
Tháng 3/1940, Xứ ủy Nam Kỳ ra bản đề cương "chuẩn bị bạo động" cho các cấp bộ Đảng trong Nam Bộ thảo luận và xúc tiến chuẩn bị lực lượng khởi nghĩa vũ trang cướp chính quyền. Tháng 6/1940, Tỉnh ủy Bạc Liêu (nay là Cà Mau và Bạc Liêu) phân công đồng chí Phan Ngọc Hiển (đảng viên) cùng 2 quần chúng Ngô Văn Giai và Nguyễn Thị Quýt ra Hòn Khoai tuyên truyền vận động quần chúng gầy dựng cơ sở cách mạng chờ thời cơ khởi nghĩa.
Bước chân lên Hòn Khoai, Phan Ngọc Hiển mở lớp dạy học. Không bao lâu, người thanh niên Phan Ngọc Hiển đã cảm hóa hầu hết quần chúng và tất cả anh em làm việc phục vụ Hải Đăng trên đảo sẵn sàng theo Đảng, mà đồng chí Phan Ngọc Hiển là người trực tiếp lãnh đạo. Thời điểm này, phía địch trên đảo gồm có sếp đảo Olivier, Phó đảo Rocker, 8 nhân viên người Việt…
Ngày 20/11/1940, Thường vụ Xứ ủy Nam Kỳ phát lệnh "khởi nghĩa". Thường vụ Tỉnh ủy Bạc Liêu lúc bấy giờ triệu tập hội nghị mở rộng từ 26-27/11/1940. Hội nghị quyết định chia ra làm 3 khu vực chỉ đạo khởi nghĩa, lấy Hòn Khoai làm điểm mở đầu, đột phá cho cuộc khởi nghĩa toàn tỉnh lúc 20 giờ 13/12/1940. Nhưng đến ngày 12/12/1940, Ban Thường vụ tỉnh nhận được ý kiến tạm ngừng khởi nghĩa của Liên Tỉnh ủy Hậu Giang. Do thời gian quá ngắn nên Tỉnh ủy không truyền đạt ý kiến đó đến Hòn Khoai được.
Ngày 12/12/1940, đồng chí Phan Ngọc Hiển nhận được quyết định khởi nghĩa của Tỉnh ủy do đồng chí Bông Văn Dĩa, đảng viên Chi bộ Tân Ân mang ra. Nhận lệnh khởi nghĩa, Phan Ngọc Hiển tổ chức họp ngay đảng viên trên Hòn Khoai phổ biến kế hoạch khởi nghĩa. Giờ khởi nghĩa ấn định trong khoảng từ 20 giờ đến 23 giờ ngày 13/12/1940. Trước giờ hành động, Phan Ngọc Hiển tiếp tục họp chi bộ mở rộng phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người.
23 giờ 15 phút, tên sếp đảo Olivier rời khỏi nhà đến phòng điện đài. Chờ khi "sếp" bước vào phòng, lực lượng khởi nghĩa kích sẵn nhào vô khóa tay. Tên Olivier chống cự quyết liệt nên anh Nguyễn Văn Cẩn dùng cục đá tảng đập vào đầu tên sếp đảo chết tại chỗ. Trong lúc đó, Phan Ngọc Hiển cùng Dương Văn Giai xông vào nhà thu khẩu súng ngắn và đưa vợ tên sếp đảo về đất liền. Hai anh Sến và Đắc phá kho thu 2 khẩu súng trường và nhiều đạn dược, lựu đạn, mìn. Lực lượng khởi nghĩa làm chủ hoàn toàn Hòn Khoai. 

Sáng ngày 14/12/1940, các chiến sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai và một số gia đình dùng chiếc ca-nô và ghe đang đậu sẵn tại Bãi Nhỏ vượt biển về đất liền. Khi đoàn quân khởi nghĩa đến gần bờ, Phan Ngọc Hiển ra lệnh giương cờ đỏ búa liềm và tấm băng mang dòng chữ "Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế muôn năm".
 
  Hình dáng Hòn Khoai nhìn từ đất liền (Mũi Cà Mau).                                 Ảnh: THANH QUANG
Do có lệnh đình cuộc khởi nghĩa nên trong đất liền không triển khai kế hoạch khởi nghĩa theo kế hoạch. Tuy nhiên, đoàn quân khởi nghĩa của Phan Ngọc Hiển vẫn theo kế hoạch kéo về vàm Ông Định, chờ mãi đến 5 giờ sáng ngày 15/12 mà không nghe hiệu lệnh tấn công và cũng không liên lạc được với Ban chỉ huy khu vực I. Không còn chờ được nữa, Phan Ngọc Hiển tự động chỉ huy đoàn quân khởi nghĩa đến quận kiểm lâm tại Thủ Tam Giang gây áp lực làm cho tên Đốc Đông, Trưởng đồn kiểm lâm hốt hoảng đầu hàng giao nộp toàn bộ vũ khí cho đoàn quân khởi nghĩa.
Trưa ngày 16/12/1940, địch cho chở 2 tàu lính mã tà vào Rạch Gốc, các chiến sĩ nổ súng làm chết 1 tên lính trên tàu. Bọn địch hốt hoảng bắn loạn xạ lên bờ và cho tàu chạy qua. 16 giờ cùng ngày, 2 tàu giặc quay lại bắn bừa vào nhà dân và cho lính lên bờ đốt sạch nhà cửa hai bên và chúng bắt hàng trăm người dân tra khảo tàn nhẫn. Mặt khác, chúng đưa bọn gián điệp theo dõi dấu vết của đoàn quân khởi nghĩa.
Qua các ngày đêm chiến đấu, vượt sông lội rừng, hết lương thực, ngày 22/12/1940, trên bãi Khai Long, vì sức lực cạn kiệt, dù có phân công canh gác, nhưng khi các chiến sĩ ngả lưng đã ngủ thiếp đi, bọn giặc bám theo dấu vết vây bắt các chiến sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai. Sau 6 tháng bị giam cầm, tra tấn, các chiến sĩ luôn luôn giữ vững khí tiết của những người cộng sản. 

Sáng ngày 12/7/1941, thực dân Pháp đưa các chiến sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai ra xử bắn tại Sân vận động thị trấn Cà Mau gồm các đồng chí: Phan Ngọc Hiển, Quách Văn Phẩm, Đỗ Văn Sến, Nguyễn Văn Đắc, Nguyễn Văn Cự, Đỗ Văn Biên, Nguyễn Văn Cẩn, Ngô Kinh Luân…
Trước pháp trường, Phan Ngọc Hiển nói dõng dạc: "Chúng tôi là những người cộng sản coi cái chết là bình thường. Chúng tôi sẵn sàng chết để tranh đấu cho đồng bào được tự do, có cơm ăn, áo mặc. Chúng tôi tin rằng những người kế tục sẽ tiêu diệt thực dân Pháp, nhất định cách mạng sẽ thành công. Nước Việt Nam nhất định sẽ độc lập". Phan Ngọc Hiển cùng đồng đội hô vang khẩu hiệu:
"Đả đảo thực dân Pháp
Việt Nam độc lập muôn năm!".
Ngày 13/12/1940, ngày Khởi nghĩa Hòn Khoai, được chọn làm ngày truyền thống cách mạng của Đảng bộ và quân dân Cà Mau. Đồng chí Phan Ngọc Hiển được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Hòn Khoai được Nhà nước công nhận di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia ngày 25/9/1992./.
Phạm Văn Tri

Cà Mau vẫy gọi

Là người Việt Nam, ai chẳng muốn được một lần xuôi về Đất Mũi Cà Mau, nơi chót cùng bản đồ hình chữ S để cảm nhận hết sự kỳ vĩ của bạt ngàn rừng đước, rừng tràm; sự diệu kỳ của hạt phù sa lấn biển; được chiêm ngưỡng, khám phá sự đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái trên đất than bùn, hệ sinh thái biển… Nơi đây, vừa được UNESCO công nhận là khu Dự trữ sinh quyển thế giới.
Những năm qua, lĩnh vực du lịch sinh thái gắn liền với các hoạt động tham quan tìm hiểu về những di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng được tỉnh Cà Mau quan tâm. Theo đó, tỉnh đầu tư xây dựng hoàn thiện các công trình giao thông, tạo điều kiện cho nhiều mô hình du lịch được mở rộng và phát triển như: Khu du lịch Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn Quốc gia U Minh Hạ, Bãi biển Khai Long, Hòn Đá Bạc.
 
 Một góc Vườn Quốc gia U Minh Hạ.
Ngoài những khu du lịch này, còn niềm tự hào của người dân Cà Mau về một vườn chim nằm giữa lòng thành phố. Song song với việc giữ gìn, bảo tồn các khu thiên nhiên, nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, du lịch và nghiên cứu của du khách trong và ngoài nước. Du lịch Cà Mau đang khoác lên mình chiếc áo mới, luôn vẫy gọi, sẵn lòng đón chào du khách gần xa.
Xin giới thiệu những hình ảnh đặc trưng du lịch sinh thái ở Cà Mau./.
 
 Khách tham quan du lịch Mũi Cà Mau.
 
 Lăng cá Ông được xây dựng trên đỉnh Hòn Đá Bạc.
 
 Khu du lịch Hòn Đá Bạc.
 
 Du lịch sinh thái trong rừng ngập mặn.
Minh Tấn thực hiện

Đậm đà đặc sản Cà Mau

Chính sự kết hợp hài hòa giữa rừng và biển, sự đan xen giữa hệ sinh thái mặn, ngọt và lợ, tạo cho vùng bán đảo Cà Mau một hệ sinh thái đa dạng, phong phú, nơi được xem là xứ sở của những đặc sản mà khó nơi nào có được.
Đến Cà Mau, sau những giây phút bồng bềnh trên những chiếc ca-nô cùng các anh "cao bồi" vùng sông nước, len lỏi trong các kinh rạch của rừng đước, hay tận hưởng bầu không khí trong lành của rừng U Minh Hạ với những cánh rừng tràm bạt ngàn, xanh thẳm hút tầm mắt, tạo nên vẻ đẹp hoang sơ kỳ thú. Về Cà Mau, khách du lịch không chỉ dừng lại ngắm cảnh thiên nhiên mà còn tha hồ thưởng thức những đặc sản nơi đây.
 
 Tôm khô một trong những đặc sản của Cà Mau.                                     Ảnh: TUYẾT PHƯƠNG
Khi nói về đặc sản Cà Mau, hẳn không ai không nhớ đến tôm khô Rạch Gốc. Không chỉ có tiếng trong nước mà hiện nay tôm khô Rạch Gốc đã đặt chân đến các thị trường thế giới. Với tôm khô Rạch Gốc, chúng ta không chỉ được tận hưởng vị mặn, ngọt đậm đà của tôm mà ta còn tận hưởng bằng mắt màu sắc vô cùng hấp dẫn.
Để có được sản phẩm mang hương vị đặc trưng của rừng, biển, người dân Cà Mau có những bí quyết riêng khi luộc tôm. Tôm phải được luộc trong nước thật sôi từ 5-6 phút, rồi mới cho muối vào luộc tiếp khoảng 4 phút nữa mới đem ra phơi hoặc sấy. Tỷ lệ muối trong khi luộc là yếu tố quyết định, phải là người có kinh nghiệm thì sản phẩm làm ra mới vừa ăn mà vẫn giữ được hương vị của con tôm. Tôm khô có thể sử dụng ăn ngay hay dùng làm gỏi và trộn với dưa kiệu…
Hiện nay trên thị trường tôm khô được bán với giá từ 250-450 ngàn đồng/kg tùy theo kích cỡ.
 
 Đặc sản cá khô của 2 vùng mặn, ngọt. Ảnh: T.PHƯƠNG
Nếu miệt biển có tôm khô Rạch Gốc, thì vùng U Minh Hạ từ lâu nức tiếng với khô cá bổi. Nguồn nguyên liệu được lấy từ tự nhiên và những kinh nghiệm làm khô được đúc kết từ lâu đời của người dân tạo nên sự hấp dẫn của sản phẩm này.
Khô cá bổi chỉ cần nướng lên là đã trở thành món ăn vô cùng độc đáo. Còn đem trộn với xoài chua băm nhuyễn thì không gì có thể so sánh được. Vị ngọt của cá, vị mặn của muối kết hợp với vị chua của xoài tạo nên một món ăn "không đụng hàng" của xứ sở U Minh Hạ.
Vào rừng U Minh trong những tháng mùa khô, chúng ta còn thưởng thức một đặc sản quý giá của rừng tràm đó là mật ong. Bởi lẽ, trong những tháng này mật mới thật sự ngon. Mật ong rừng U Minh chính hiệu đặc quánh có màu vàng cam nhưng lại trong suốt, vị ngọt thanh và dịu, có mùi hoa tràm rất đặc trưng. Ngày nay, người ta biết đến mật ong rừng U Minh như một loại thuốc trị bệnh, bồi dưỡng cơ thể, tăng cường sức đề kháng. Khi kết hợp mật ong với các loại thức uống khác như: chanh, cam… thì hương vị không gì có thể so sánh được.
Nhiều người sành ăn khi đến Cà Mau không thể bỏ qua món mắm cá lóc. Theo nhiều người nhận định, mắm cá lóc làm gì ăn cũng ngon, dù ăn sống, chiên hay chưng với thịt. Còn nếu dùng làm lẩu ăn chung với rau choại và một số loại rau rừng khác thì chỉ ăn một lần là không sao quên được mùi vị đặc trưng của nó. Để mắm ngon, người làm phải là người hết sức tinh tế và cầu kỳ. Cá phải được làm thật sạch, lượng muối và loại muối cần lưu ý, thính thì được rang vàng giã mịn và quan trọng nhất là khâu cho đường và một ít rượu (sang hơn một tí là ướp mật ong). Phải kết hợp vừa đủ các gia vị thì mắm mới có mùi thơm của thính, vị mặn, ngọt béo của muối đường và cá trộn lẫn.
Cá sau khi muối khoảng 2 tháng được lấy ra trộn đều với thính, đường và một ít rượu mới cho vào vật đựng (lu) nén thật chặt. Nước muối cá được nấu lại và cho vào hủ mắm nhưng phải bảo đảm không cho nước muối thấm đến cá. Tiếp tục để thêm 6 tháng nữa là dùng được, mắm để càng lâu thì càng ngon.
Không chỉ vậy, khi đến Cà Mau chúng ta còn thưởng thức được nhiều món ngon không tưởng như: ba khía muối, cá lóc nướng trui, lươn um lá nhàu... và còn nhiều đặc sản nổi tiếng khác. Những món ăn dân dã mang đậm nét rất riêng của mũi đất Cà Mau sẽ "níu chân" du khách khi đến với Cà Mau./.
Nguyễn PhÚ

Châu Á rộn ràng đón Tết

 Khá nhiều nước tại Châu Á, trong đó nổi bật nhất là Trung Quốc đang náo nức chuẩn bị cho một năm mới sắp đến.
 
Trẻ em ở tỉnh An Huy, Trung Quốc, mặc đồ có thư pháp chữ "Thỏ". Năm âm lịch tới đây ở Trung Quốc được cho là năm con Thỏ.
Vì thế Thỏ hiện diện khắp nơi khi Tết Nguyên đán gần kề. Trong ảnh, hai người đàn ông nói chuyện phía trước một hình nộm thỏ to tướng tại một trung tâm thương mại ở Bắc Kinh.
Trên sân ga Bắc Kinh, cũng như vô số nhà ga khác ở Trung Quốc, người người đang hối hả đổ về quê hương để ăn tết sum họp với gia đình. Nhà chức trách Trung Quốc cho hay sẽ có tới 2 tỷ lượt di chuyển tại nước này trước trong và sau Tết, tạo thành cuộc di cư lớn nhất của loài người mỗi năm.
Cây hoa mùa xuân được bày bán ở Jakarta, Indonesia. Một số người nước này cũng ăn tết âm lịch.
Bên cạnh hình trang trí là Thỏ cũng có cả hình Mèo. Người Việt Nam ta gọi năm nay là năm con mèo.
Một nhân công đang được hai đồng nghiệp giữ để treo đèn lồng đón Tết tại Bắc Kinh, ngày 21/1.
Những ngày này, thỏ là con vật nuôi được tìm mua nhiều. Tuy nhiên các nhà hoạt động vì quyền động vật e ngại rằng sau Tết sẽ có nhiều con thỏ bị bỏ mặc không được chăm sóc. Trong ảnh là những con thỏ dễ thương được bày bán trên vỉa hè ở TâyJava, Indonesia.
Các bà các chị Đài Loan chen chân chọn bánh kẹo trong chợ Tết.
Một cửa hàng bán độ trang trí Tết ở Đài Loan.
Các em thiếu nhi Đài Loan trang điểm và chơi đồ có hình ảnh đẹp đẽ của con vật tượng trưng cho năm mới.

Đầu xuân, ghé thăm 4 ngôi chùa Việt tuyệt đẹp trên thế giới

Từ nhiều đời nay, đạo Phật đã trở thành tôn giáo truyền thống của người Việt. Dù sống ở đâu, hình ảnh một ngôi chùa thân thương luôn gợi nhắc người Việt hướng về cội nguồn. Bởi vậy mà ở hàng chục quốc gia khác nhau trên thế giới, hàng trăm ngôi chùa của người Việt đã được dựng lên, trở thành địa chỉ tâm linh của những người con xa xứ.

Phần lớn chùa Việt Nam ở nước ngoài là những ngôi chùa nhỏ, nhiều chùa có kiến trúc hiện đại. Nhưng cũng có cả những quần thể chùa chiền đồ sộ mang phong cách kiến trúc truyền thống rất đặc thù của người Việt. Những ngôi chùa này không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của kiều bào mà còn là danh lam thắng cảnh của nước sở tại.
 
1. Đại tòng lâm Tam Bảo Sơn
 
Tọa lạc cạnh thị trấn Harrington (tỉnh Quebéc, Canada), Đại tòng lâm Tam Bảo Sơn (thường gọi là chùa Tam Bảo Sơn) được xem là trung tâm văn hóa Phật giáo lớn nhất của cộng đồng người Việt ở quốc gia Bắc Mỹ này.

Chùa được Hòa thượng Thích Thiện Nghị chính thức khởi công xây dựng từ năm 1988 trên một vùng đất hoang vu, ít người qua lại, gần chân núi Mont - Tremblant. Chùa chính thức khai trương từ năm 2003 và trở thành ngôi chùa Việt lớn nhất tại Canada.
 
Đường lên chính điện chùa Tam Bảo Sơn.
Chùa nằm trên khuôn viên rộng tới 337 ha với những dãy núi cao bao bọc, suối nước, rừng cây và những thảm cỏ xanh mướt, mang vẻ đẹp độc đáo của không gian kiến trúc Phật giáo hòa quyện cùng cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ.

Trung tâm của quần thể kiến trúc chùa Tam Bảo Sơn là chính điện Thiên Phật Tam Bảo Sơn với tượng Phật Thích Ca cao 25m, chung quanh có thêm 1.000 bức tượng Phật lớn, nhỏ với 5 biểu tượng khác nhau tượng trưng cho 5 cách hoằng pháp của Đức Thế Tôn. 
Một tháp chuông của chùa Tam Bảo Sơn.
 
Hai bên đường dẫn vào chính điện là 18 bức tượng Đức A la hán đúc bằng đồng thau đứng uy nghiêm. Phía sau chính điện là thư viện Phật giáo với trên 50.000 đầu sách. Ngoài ra, trải đều trên diện tích rộng lớn của chùa là 14 khu vườn và tượng đài với những nét đặc trưng của văn hóa Phật giáo.

Vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, sự trang nghiêm của các pho tượng Phật đã biến Đại tòng lâm Tam Bảo Sơn thành một quần thể kiến trúc chùa chiền Phật giáo độc đáo hiếm thấy giữa đất trời Bắc Mỹ xa xôi.
 
2. Chùa Trúc Lâm
 
Khánh thành trước dịp Tết Nguyên đán 2008 tại Kharkov (Ukraina), chùa Trúc Lâm là ngôi chùa đầu tiên của người Việt Nam tại quốc gia Đông Âu này.

Sự ra đời của ngôi chùa là tâm huyết của 2 năm chuẩn bị tỉ mỉ và 7 tháng thi công đầy nỗ lực với bàn tay của hơn 100 thợ xây, thợ mộc, nghệ nhân giàu kinh nghiệm đến từ 7 tỉnh thành phía Bắc Việt Nam.
 
Họ đã vượt ngàn dặm sang xứ người để thực hiện những công việc đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế như đắp hoa văn bằng giấy bản, giấy dó, trạm trổ mái cong và đúc nặn những con vật linh thiêng trong chùa. 
 
Cổng Tam Bảo của chùa Trúc Lâm.
 
Nhiều loại vật liệu xây dựng hiếm tại Kharkov như ngói đỏ, gỗ quý, đá hoa... đã được chuyển từ Việt Nam sang. Tất cả đều được kiểm tra kỹ lưỡng về chất lượng để đảm bảo công trình có thể chịu đựng được sương gió, băng giá của xứ sở bạch dương.

Được xây dựng bởi các bàn tay Việt, chùa Trúc Lâm - Kharkov có đầy đủ các hạng mục như tất cả các ngôi chùa trên đất mẹ Việt Nam như điện Tam bảo, Nhà tổ, Bảo tháp, Tháp Quan âm, Tháp chuông, Tháp khánh, Nhà khách, Tam quan.
 
Chùa Trúc Lâm trong tuyết Đông Âu.
 
Với quần thể kiến trúc bề thế, mang đậm phong cách chùa Việt Nam, chùa Trúc Lâm không chỉ là một công trình tâm linh của người Việt mà đã trở thành một trong những công trình kiến trúc độc đáo và giá trị nhất ở thành phố Kharkov.
 
3. Việt Nam Phật Quốc Tự
 
Là mảnh đất khai sinh ra Phật giáo, Ấn Độ là nơi hội tụ nhiều chùa chiền thuộc các quốc gia có theo Phật giáo như Trung Quốc, Nhật Bản, Nepal, Myanmar, Thái Lan, Sri Lanka, Bhutan...
 
Tại Bodhgaya, nơi tương truyền hoàng tử Tất Đạt Đa ngồi thiền dưới gốc cây bồ đề và trở thành Đức Phật, từ năm 1987 nhà sư người Việt có pháp danh Huyền Diệu đã tiến hành xây dựng một ngôi chùa Việt Nam.
 
Tam quan của Việt Nam Phật Quốc Tự.
 
Chùa được xây dựng trên khuôn viên rộng 3,5 ha, mang tên Việt Nam Phật Quốc Tự, hoàn thành vào năm 2003. Theo giải thích của sư trự trì, tên chùa có nghĩa là đặt “Tổ quốc Việt Nam lên trên hết”. 

Chùa được xây dựng kiên cố bằng bê-tông, cốt thép với cấu trúc hình vuông và hai mái cong vươn cao như đóa sen vượt khỏi mặt nước bùn lầy. Kiến trúc của ngôi chính điện cũng thể hiện được truyền thống bất khuất trước ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
 
Chính điện của Việt Nam Phật Quốc Tự.
 
Chính điện của chùa có chu vi 64 m², cao 24 m, gồm 3 tầng. Tầng 1 là pháp xá, có thể dung chứa cho khoảng 30 vị khách tăng. Tầng 2 dùng để trưng bày những di tích, kinh sách, pháp khí trong và ngoài nước. Tầng 3 là nơi tôn thờ Đức bổn Sư Thích-ca và chư vị Bồ-tát. 

Phía sau chánh điện là hậu Tổ, tôn thờ các vị Thánh đệ tử và các vị Thánh Tăng Việt Nam qua các triều đại. Đối diện với bàn thờ Tổ là khu tưởng niệm các vị anh linh Tổ quốc Việt Nam, có cả ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và lá cờ đỏ sao vàng. Các câu đối, trướng và các chữ viết trong chùa hầu hết đều dùng chữ Việt.
 
4. Chùa Hồng Hiên
 
Nằm ở vùng Fréjus (tỉnh Alpes-Côte d'Azur, Pháp) chùa Hồng Hiên được dựng lên từ năm 1917 làm nơi thờ Phật cho một số binh sĩ gốc Việt bị đưa sang Pháp bổ sung cho lính Pháp ở chính quốc thời Chiến tranh Thế giới I. Hòa thượng Thích Thanh Vực đặt tên cho chùa là "Hồng Hiên", với "Hồng" là rút từ chữ Hồng Lạc của nòi giống Việt, "hiên" là hiên ngang.
 
Lối vào chùa Hồng Hiên.
 
Chùa Hồng Hiên được xây dựng theo phong cách kiến trúc truyền thống của chùa Việt. Trong quá trình tồn tại, chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu, tiêu biểu là xây thêm tháp An Lạc thờ vong năm 1988 và thỉnh một quả chuông lớn đúc theo mẫu đại hồng chung ở Huế.
 
Chính điện của chùa Hồng Hiên.
 
Chùa Hồng Hiên là ngôi chùa cổ nhất do người Việt sáng lập ở Pháp và cũng là ngôi chùa cổ nhất trên đất Pháp. Ngày nay chùa được xem là một thắng cảnh ở miền Nam nước Pháp.

Đại dị nhân' Trung Quốc biểu diễn ở Hà Nội

Dùng khoan điện ngoáy lỗ mũi, móc sắt vào mí mắt kéo ôtô, dùng lưỡi giữ cánh quạt sắt đang quay tít, cho rắn chui qua mũi xuống miệng... là những tiết mục rợn người do các dị nhân Trung Quốc biểu diễn tại Hà Nội.




Tối 23/1, 13 nghệ sĩ của đoàn nghệ thuật Tứ Xuyên (Trung Quốc) đã có buổi diễn đầu tiên tại Công viên Hồ Tây. Trong số này có đại dị nhân Dương Quang Hợp, dị nhân Dương Tổ Phối, La Cường, Vương Gia Sinh, đều nằm trong top 200 dị nhân của Trung Quốc.
Sau tiết mục thổi lửa mở màn, dị nhân La Cường tiếp tục dùng cổ cuộn tròn 3 thanh sắt.
Không chỉ đứng trên 4 bóng điện và luồn vòng sắt nhỏ vào người...
... dị nhân Phó Tổ Phối còn dùng lưỡi để dừng chiếc quạt đang quay.
Hay dùng khoan công suất lớn để khoan vào lưỡi mà không hề chảy máu.
Còn dị nhân Dương Quang Hợp cho rắn vào mũi và lôi xuống miệng.
Được mệnh danh là 'Nốt ruồi sắt', 'Kỳ nhân toàn năng', người đàn ông chỉ cao 1,56 mét, nặng 50 kg này nổi tiếng khắp thế giới bởi những tiết mục khác người.
Đứng trên bàn bóng điện sợi đốt, dùng móc sắt đặt vào mắt nâng 2 xô nước đầy, miệng thổi kèn đồng, lưng cõng một cô gái - tiết mục 5 trong 1 của dị nhân Dương Quang Hợp.
Đoàn nghệ thuật Tứ Xuyên cũng xuất hiện với tiết mục mặt nạ đổi hình - loại hình nghệ thuật chỉ có trong kinh kịch Tứ Xuyên.
Chị Vương Tiêu Mai, vợ của dị nhân Dương Quang Hợp đang biểu diễn tiết mục trèo lên thang dây sắt với bậc thang chính là các lưỡi dao.
Dị nhân Dương Quang Hợp dùng hai mi mắt để kéo chiếc ôtô 4 chỗ đi quãng đường dài 10 mét.
Tiếp sau đó, anh dùng dao ghì vào cổ để kéo chiếc xe. Dị nhân cho biết để biểu diễn được 2 tiết mục này, anh đã luyện khí công mất 10 năm và bắt đầu luyện tập kéo những vật nhẹ đến nặng dần.

0 nhận xét:

Post a Comment

http://chem-gio.blogspot.com/. Powered by Blogger.

Free Games Online :

cool games
car games